Tin tổng hợp
Năm 1968, ngày 10-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại phần mở đầu của bản Di chúc và về phần việc riêng. Ngày 11-5, đúng 9h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết phần nói về công tác chỉnh đốn Đảng trong Di chúc.
Trong quá trình cùng với toàn Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm kháng chiến đi đôi với kiến quốc. Đây là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Mác - Lênin về quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chiến tranh, là sự kế thừa và nâng lên một tầm cao mới quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước trong công cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của dân tộc ta.
Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc là vấn đề xây dựng Đảng. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Người trong Di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là để chúng ta học và thực hành làm gương hay nêu gương một cách xứng đáng và danh dự, với tư cách là cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền trước nhân dân và xã hội; để chúng ta tiếp tục noi gương một cách tự nguyện và đầy vinh dự, với tư cách Đảng ta là “đứa con nòi” rất mực trung thành, hiếu đễ với nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta một di sản vô cùng quý giá - Bản Di chúc thiêng liêng.
Ngày 01-8-1922, báo Le Paria (Người Cùng Khổ) đăng ba bài báo của Nguyễn Ái Quốc tố cáo cuộc sống xa hoa và tính cách khác thường của Vua Khải Định (bài “Sở thích đặc biệt”); thông qua cái chết của một nhân viên Sở Hỏa xa Nam Kỳ để lên án “Trong lúc ở Mácxây, người ta triển lãm cảnh phồn thịnh giả tạo của xứ Đông Dương thì ở An Nam đang có những người bị chết đói.
Sau khi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Thủ đô Hà Nội để triển khai một số công việc hết sức quan trọng, nhất là tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời. Thực hiện kế hoạch đó, Thường vụ Trung ương đã cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng về phối hợp với Thành ủy Hà Nội chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm việc và các mặt công tác khác để đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Thường vụ Trung ương về Hà Nội.
Trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969), Người căn dặn toàn thể cán bộ, đảng viên: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.