Tin tổng hợp
Cho đến nay tôi còn nhớ như in lần đầu được gặp Bác Hồ. Cách mạng Tháng Tám thành công tôi mới là một cô bé 12 tuổi và đang học Trường nữ Trung học Trưng Vương.
1. Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” ngày 27-7-1947, Bác viết:
“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh.
Trong cuộc đời sáng tác của nhiều nhạc sĩ, có được một ca khúc hay về Bác Hồ thực sự là một niềm tự hào. Bởi, nói như nhà thơ Cu Ba Phêlic Pita Rôđờrigết thì "Hồ Chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ". Dưới đây là tâm sự của các nhạc sĩ Cao Việt Bách, Văn Dung, Đăng Nước về những tác phẩm: "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người", "Những bông hoa trong vườn Bác", "Chúng con bên giấc ngủ của Người".
Hồi ấy, vào những năm 1960, hàng tuần, những tối thứ bảy và chủ nhật, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 600 chúng tôi thường được đến xem phim với Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Như thường lệ, trước khi chiếu phim, các cháu thiếu nhi ở Khối văn phòng cơ quan lên hát góp vui. Có hôm có cả các chị Trần Thị Tuyết, Ngọc Dậu và các ca sĩ khác đến hát và ngâm thơ, hát chèo. Bác thích xem hát chèo. Có hôm, các anh chị trong Khối văn phòng, nhiều anh chị đã lớn tuổi cũng đứng lên thành hàng để hát. Mỗi lần hát xong được Bác thưởng kẹo.
Khi xem lại những bức hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dù được tô màu lại, mỗi người Việt Nam đều có cảm giác như Bác vẫn đang ở rất gần.
Cách đây hơn 50 năm ở Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé, Điện Biên), cô gái Chu Chà Me - người phụ nữ Hà Nhì đầu tiên đã dũng cảm rời ngã ba biên giới để đi tìm con chữ và cũng là người Hà Nhì đầu tiên vinh dự hai lần được gặp Bác Hồ. Dù năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng với bà Me, kỷ niệm về hai lần được gặp Bác, từng lời Bác dạy bà vẫn khắc cốt ghi tâm.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh viết: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản - Khoa học tự nhiên do đó mà ra; Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội - Khoa học xã hội do đó mà ra”(1).
Ngày 15-11-1968, Bác Hồ tiếp đại biểu cán bộ và công nhân ngành Than. Trước đó, ngày 4-11, Bác bị ho, bãi nhổ thấy có máu. Các bác sĩ vào khám cho Bác, cho biết: Họng vỡ tia máu, phải bôi thuốc. Từ đó, tiếng nói của Bác yếu hẳn đi.