Tin tổng hợp
Thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở Hà Nội từ cuối tháng Tám năm 1945 đến khi Người qua đời, vào 9 giờ 47 phút sáng ngày 02/9/1969 là 24 năm nhưng không liên tục. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Người và cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, của Chính phủ đã rời Hà Nội về căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc.
Trong khi “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”(1), thì việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay là việc làm cấp bách.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là phương thức vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta. Lần đầu tiên, tại Đại hội VI (1986), Đảng ta khẳng định: "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội".
Phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết Đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Không phải ngẫu nhiên mà đầu năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn rất quyết liệt, Bác vẫn chỉ thị cho Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Thành uỷ Hà Nội mở 2 lớp thí điểm huấn luyện đảng viên mới, đặt tên là "Bồi dưỡng hạt giống đỏ".
Một mùa hè trăn trở… Miền Bắc đang chuẩn bị Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III. Hồ Chủ tịch đi thăm nhân dân một số tỉnh phía Nam Thủ đô Hà Nội. Người ghé Sầm Sơn tắm biển. Hiểu được ý Bác. Anh Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác, bố trí nơi Bác đến tắm được gần dân, xa bãi tắm của du khách nghỉ hè.
Một trong những phẩm chất cơ bản của một lãnh tụ, một nhà tư tưởng kiệt xuất là phải có nhãn quan chính trị sâu rộng, hiểu được quy luật vận động của lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại, dự kiến được các bước phát triển của dân tộc, nhờ đó có thể đưa đất nước vượt qua những thách thức của lịch sử. Hồ Chí Minh với tư duy độc lập và sáng tạo, tầm nhìn chiến lược đã đưa ra những dự báo chiến lược thiên tài về cách mạng Việt Nam trong những thời điểm lịch sử quan trọng.
Đối với mỗi người dân Việt Nam, nếu ai đó dù chỉ một lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi làm việc Phủ Chủ tịch hay giữa đời thường thì họ đều coi đó là niềm hạnh phúc và điều may mắn nhất trong cuộc đời mình. Những lần gặp gỡ ấy đã để lại trong ký ức mọi người những kỷ niệm sâu sắc và tình cảm nồng ấm về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.