Thứ hai, 06/01/2025

Tin tổng hợp

Xuân Tân Tỵ, năm 1941, Bác mới được đặt chân trở về giữa lòng Tổ quốc thân yêu sau đúng 30 năm trời ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941). Hành trang theo Bác trở về vẻn vẹn chỉ có một chiếc va ly xách tay bằng mây, trong đựng hai bộ quần áo đã cũ và tập tài liệu Con đường giải phóng, tập hợp những bài giảng trong lớp huấn luyện ở Nậm Quang (Quảng Tây, Trung Quốc) do Bác phụ trách vừa mới kết thúc trước Tết mấy hôm.

 

 

DN1Sinh thời, cứ mỗi độ Xuân về, Bác Hồ thường lặng lẽ đi thăm hoặc gửi quà Tết, thiệp Xuân đến nhiều cán bộ, nhân dân. Từng lá thư, từng cánh thiệp Xuân, từng câu đối… được Người gửi đi, như một lời động viên, khích lệ, cầu mong bao điều tốt đẹp cho mỗi người, dẫu họ là Bộ trưởng hay một thường dân. Nhân dịp Tết đến, Xuân về, chúng tôi xin giới thiệu một số thiệp chúc Tết của Bác dành cho những người con Đà Nẵng mà ít người được biết…

 

 

Mùa Xuân là khoảng thời gian khởi đầu của một năm, thiên nhiên giao hòa sinh sôi nảy nở trong không gian ngọt ngào, ấm áp và lòng người cũng rạo rực những niềm vui, chứa chan bao ước mơ, hy vọng. Đối với dân tộc Việt Nam ta, mùa Xuân về lại càng thiêng liêng, ý nghĩa hơn bởi chúng ta có Bác. Bác đã mang về những mùa Xuân ấm no, hạnh phúc cho Đảng, cho dân và chính Người cũng là mùa Xuân trường tồn tươi đẹp nhất trong trái tim dân tộc.

 

Trong những năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, Bác Hồ từng đón Xuân ở nhiều nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan... Trong đó, có ba mùa Xuân đáng nhớ, đánh dấu những mốc quan trọng trên hành trình tìm đường cứu nước của Người và của cách mạng nước ta.

 

 

Ca khúc mà Đại tá Huy Thục viết nhanh và hay nhất là tác phẩm mà ông phổ thơ Bác Hồ chúc xuân đồng bào chiến sĩ Xuân Mậu Thân 1968 và Xuân 1969; 2 mùa xuân cuối cùng trước khi Bác Hồ đi xa.

 

 

12.Thơ Xuân là một phần “đặc biệt” trong thơ của Bác Hồ. Hơn thế, đó không chỉ vì Thơ, vì Tết, vì Xuân, mà là truyền thống của dân tộc, là tình cảm, là tấm lòng, là món quà đầu năm mới Bác Hồ gửi tặng đồng bào và chiến sĩ cả nước, là những định hướng chiến lược, những lời đúc kết, đánh giá những thắng lợi trong năm qua và đề ra phương hướng nhiệm vụ của năm tới, là những lời động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương, đất nước...

 

 

13.Mùa Xuân vốn là mùa luôn mang lại cho con người nhiều cảm xúc, nhất là khi mùa Xuân lại gắn với những ấn tượng, những kỉ niệm không dễ phai mờ. Năm Nhâm Thìn sắp qua, Xuân Quý Tỵ đang dần hiện hữu. Nó ẩn hiện trong dáng dấp e ấp của nụ hoa, trong sắc biếc của chồi non cây cỏ, trong cái se lạnh của đất trời và cả trong nét cười tươi rói của em thơ... Nó khiến chúng ta - những người đã từng nghe, từng đọc thơ Xuân của Bác - nhớ về Bác và những vần thơ Xuân của Người.

 

 

Được Quốc tế Cộng sản đồng ý, mùa Thu năm Mậu Dần (1938), Nguyễn Ái Quốc từ Viện Nghiên cứu các vấn đề Dân tộc và thuộc địa (Liên Xô) lên đường trở về Tổ quốc.

Nhưng đến năm Kỷ Mão (1939) chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nên cuối năm ấy Người mới đến Côn Minh. Tháng 6/1940 Bác tới Quế Lâm, rồi về Tĩnh Tây và chọn Cao Bằng, nơi có phong trào cách mạng phát triển, liên lạc quốc tế thuận lợi để làm căn cứ địa cách mạng.

Trong thời gian lưu lại ở bản Nậm Quang (giáp huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), Người mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ, có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên phụ giảng.

Đầu Xuân, mùng Một Tết Tân Tỵ (27/1/1941), Người và anh em cán bộ đi chúc Tết bà con hai thôn Nậm Quang và Nậm Tẩy. Người tặng mỗi nhà một tờ giấy hồng điều, có ghi bốn chữ Hán "Cung chúc tân Xuân", tặng mỗi cháu nhỏ phong bao tiền mừng tuổi. Ai nấy phấn khởi, nhà nhà hân hoan.

Sáng mùng Hai Tết (28/1/1941) trời rét căm căm, sương mù dày đặc, Người và các đồng chí cùng đi tạm biệt Nậm Quang lên đường về nước sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Người xiết bao xúc động bởi hơn 10 nghìn ngày thương nhớ, đợi chờ nay đã thành sự thật.

Sau khi vượt cột mốc 108, đồng chí Lê Quảng Ba đưa Bác và anh em vào nhà ông Máy Lì, dân tộc Nùng, một cơ sở tin cậy của cán bộ ta ở làng Pác Bó. Được nghe cán bộ giới thiệu ông Ké (ông già) cũng là cán bộ ở dưới xuôi lên, ông Máy Lì mừng vui lắm, gọi con gái mang ra thau nước nóng mời ông Ké rửa mặt. Nghỉ ngơi một lát, chủ nhà bưng ra mâm cỗ mời ông Ké và Đoàn cán bộ vui Xuân "con Rắn". Từ đáy lòng mình, ông Máy Lì chậm rãi nói: "Biết thế nào ông Ké và các cháu cũng đến nên già cố chờ, để hái lộc năm Tỵ này to hơn". Bên mâm cỗ tết, mọi người trò chuyện râm ran. Riêng Bác vẫn lặng yên, vẻ mặt ưu tư vì sau 30 cái Tết vắng nhà nhưng không bao giờ có Tết, hôm nay lần đầu tiên trở về đất mẹ, sống lại ngày Tết cổ truyền.

Nghe ông Máy Lì mời rất thịnh tình, Bác nhìn mọi người và cầm đũa chỉ vào từng món ăn trên mâm, hỏi tên các món ăn bằng tiếng dân tộc. Thấy Bác nói và nghe tiếng dân tộc rất chuẩn làm cho ông chủ nhà xúc động, mến phục. Bữa cơm ngày Tết kết thúc lúc xế chiều. Trời tối dần, mọi người đi ngủ, bên ngoài sương xuống nhiều, Bác và ông Máy Lì vẫn rì rầm nói chuyện. Đêm ấy, Bác cứ thổn thức, gần sáng mới ngủ thiếp đi.

Sáng mùng 03 Tết, vừa ngủ dậy, Bác nói với đồng chí Lê Quảng Ba: "Đồng bào ở đây nghèo, nhà chật chội, ta đông người, ở đây mãi không tiện, ra rừng thôi". Theo hướng dẫn của ông Máy Lì, Bác và anh em chuyển lên ở trong một hang đá bí mật, đó là hang Cốc Pó, phía sau hang núi đá là đất Trung Quốc, khi lâm sự có thể rút sang bên đó an toàn. Trong hang tuy âm u, tối tăm, ẩm thấp song địa hình xung quanh hùng vĩ nên thơ, có con suối trong xanh, có quả núi cao. Sau này Bác gọi là suối Lê-nin và núi Các Mác. Đồ tư trang của Bác lúc ấy chỉ có vài bộ quần áo, một va-li tài liệu, một máy chữ. Chỗ nằm của Bác là các cành cây ghép lại, trên trải liếp tre đan, vô cùng thiếu thốn gian khổ.

Hàng ngày, Bác ngồi làm việc trên tảng đá bên suối, dưới vòm cây xanh, có nhiều hoa rừng, bướm bay, chim hót. Từ địa điểm lịch sử này, Bác đã làm hai bài thơ bất hủ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang” và: “Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/ Hai tay gây dựng một sơn hà”.

Về Pác Bó ít ngày, Bác đã phát động tổ chức các hội quần chúng, thành lập các Đội Tự vệ, hình thành Mặt trận Thống nhất. Tháng 4/1941, Bác chủ trì hội nghị tiến tới thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đến ngày 10/5/1941 với danh nghĩa là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Bác triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương bên con suối Khuổi Nặm, gần làng Pác Bó. Sau Hội nghị lịch sử này, Bác viết thư "Kính báo đồng bào" gửi đồng bào cả nước, kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi giặc Pháp, phát xít Nhật.

Trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Bác và Đảng đã đưa phong trào cách mạng nước ta có những chuyển biến vô cùng to lớn. Chỉ sau 4 năm từ khi Bác về nước (28/1/1941 đến 19/8/1945), chính quyền cách mạng đã được thành lập trong phạm vi cả nước bằng một cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi từ Bắc vào Nam. Nước Việt Nam đã là một nước độc lập - đúng như dự đoán thiên tài của Bác Hồ năm 1942, một năm sau khi Người về nước ở Cao Bằng.

Qua 72 mùa Xuân từ Tân Tỵ đến Quý Tỵ dù phải trải qua 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta từng vượt qua bao hi sinh gian khổ, song cách mạng Việt Nam đã toàn thắng, hoàn thành mục tiêu "Độc lập dân tộc", đang tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục công cuộc xây dựng vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ngày Bác Hồ về nước năm ấy đã trở thành dấu ấn kì diệu của lịch sử cách mạng Việt Nam, tạo nên bước ngoặt mới cho cách mạng nước ta.

Theo Quốc Sĩ/ Báo Người cao tuổi

Tâm Trang (st)