Tin tổng hợp

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một hệ thống những tư tưởng, quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 

BH tham 1 lop binh dan hoc vuTừ lâu, đạo học và truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã trở thành một nếp văn hoá đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta phải đối đầu với ba thứ giặc "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Trong đó, giặc dốt là thứ giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng tiêu diệt thứ giặc này và vai trò của những người làm công tác giáo dục, những người dạy chữ càng quan trọng hơn lúc nào hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:“Không có thầy giáo thì không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”. Trong thời kỳ hội nhập, những vấn đề về chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên... đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục một lần nữa soi đường cho thế hệ hôm nay tiếp bước.

 

nhoAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thúc Bá ở phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tham gia cách mạng từ thuở thiếu niên, chưa tròn 20 tuổi đã trở thành y tá trưởng của Đại đội 1, Tiểu đoàn 72, tỉnh Quảng Nam và nổi bật bởi tinh thần chiến đấu bảo vệ thương binh, tử sĩ.

 

Bác Hồ với đại biểu công giáoCách đây 80 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.

“Tôi có diễm phúc nhiều lần được gặp Bác, thậm chí có những lần được trực tiếp phục vụ Bác trong một số hoạt động đối ngoại. Mỗi lần như vậy đều để lại trong tôi những kỷ niệm và những bài học nhớ mãi không quên”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng ta. Trong quá trình rèn luyện, dẫn dắt Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng, Người rất quan tâm đến việc truyền bá, giảng dạy và học tập lý luận. Ngay từ ngày đầu của phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động... Việc học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận... là những việc cần kíp của Đảng. Vì vậy, giảng dạy và học tập lý luận là nhiệm vụ rất quan trọng đối với cách mạng.

 

Để có một nền dân chủ thật sự, trước hết phải thực hành dân chủ, một trong những khía cạnh quan trọng của thực hành dân chủ là để mọi người được tham gia thảo luận, tranh luận một cách bình đẳng. Cho nên, tổ chức các cuộc họp, các cuộc Hội nghị ở cơ quan, đơn vị thực chất là để thực hiện sự lãnh đạo tập thể và nguyên tắc sinh hoạt dân chủ trong cơ quan cũng như trong tổ chức Đảng. Thế nhưng trong thực tế ở nơi này, nơi khác đã tổ chức nhiều cuộc họp, Hội nghị để bàn bạc những nội dung, những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, của tổ chức cơ sở đảng nhưng thực tế vẫn thiếu dân chủ, vẫn là dân chủ hình thức.

 

hoi uc cua mot nha ngoai giaoLTS - Ông E.P.Gla-du-nốp (trong ảnh) nguyên là Tham tán Công sứ Ðại sứ quán Liên Xô (cũ) tại Việt Nam,Vụ trưởng Vụ Ðông Dương Ðảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt. Trong  thời gian công tác tại Việt Nam, ông đã có vinh dự nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn được trực tiếp dịch trong những cuộc gặp giữa Ðại sứ Liên Xô X.A.Tốp-man-xi-an và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhân dịp sang thăm Việt Nam, ông đã đến Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại những kỷ niệm của mình về Bác Hồ. Chúng tôi xin lược trích hồi ký của ông về những lần gặp và những cảm nghĩ  của ông về Người.