Tin tổng hợp
Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày 27-3-1946), Người đã nêu rõ: “Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới...”.
Cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ là cuộc đời, sự nghiệp của một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là cuộc đời, sự nghiệp của một nhà văn, nhà thơ lớn. Từ trước tới nay đã có nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu văn thơ của Bác, nghiên cứu ý kiến của Bác đối với văn nghệ. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn qua những lời dạy và những tác phẩm của Bác, tìm hiểu những ý kiến của Bác về văn học dân gian và phong cách dân gian trong thơ văn của Bác.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã có bài viết nhan đề: “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.” Tạp chí Tuyên giáo xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này:
Trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua những chặng đường hết sức vẻ vang: Cùng toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi; lập nhiều chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, có lần trả lời phỏng vấn đài BBC về phụ nữ Việt Nam, rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, từ đó giải phóng chính mình. Người luôn cảm thông với nỗi thống khổ của phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người thầy của cách mạng Việt Nam, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác Hồ kính yêu của chúng ta không còn nữa, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Người mãi mãi toả sáng và soi đường cho cách mạng nước ta, ngày nay Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Người đã vạch ra cho đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày 25-10-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên, chiến sĩ, công nhân viên Trường Luân huấn Chính trị Trung cấp Quân đội (tiền thân của Học viện Chính trị) tại An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên. Những lời căn dặn và yêu cầu của Bác về đẩy mạnh cuộc kháng chiến, về “học tập chính trị và quân sự” đặt ra yêu cầu quan trọng, cấp bách đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT).
Năm 1965, Quân đội Mỹ đổ bộ ồ ạt vào miền Nam nước ta. Không quân Mỹ đánh phá ác liệt cả ngày, cả đêm ở nhiều vùng đông dân trên miền Bắc. Nhân dân ta đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao - cuộc chiến tranh với một siêu cường. Giữa lúc này, Bác Hồ bị một cơn bệnh ngặt nghèo!