Tin tổng hợp
Hôm đó là ngày mồng 3 Tết (giai đoạn Bác Hồ mới trở lại Pác Bó, Cao Bằng - PV). Cả nhà tôi ăn cơm chiều xong, đang ngồi quây quần bên bếp lửa. Bên ngoài, trời tối dần. Nhìn ra đường đã không rõ nữa, mà trông lên các ngọn núi chung quanh nhà chỉ thấy một màu tối đen như mực. Thỉnh thoảng, một cơn gió nổi lên, lạnh rùng mình. Tôi ngồi xích lại gần đống lửa. Lúc này chỉ nghĩ đến việc phải ra ngoài cũng đã đủ thấy ngại. Chợt dưới nhà có tiếng gọi lên:
Mấy tấm hình đã ngả màu vàng ố, cuốn sổ tay bằng giấy loại xấu ra đời từ những năm còn chiến tranh... - mỗi đồ vật trong Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cất giữ một mẩu chuyện về Bác Hồ để chờ kể cho du khách, ấp ủ cả những câu chuyện chưa được kể bao giờ.
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy 20 tuổi, đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú, những Đặng Thúc Hứa, Đặng Nguyên Cẩn… làm cách mạng. Tại Xiêm, với tên gọi là mụ Nho, bà Nho, Đặng Quỳnh Anh chăm lo cày cấy, lao động. Lập gia đình với Võ Tùng - sau này là đại biểu dự Đại hội thống nhất Đảng - bà vẫn vượt mọi khó khăn nuôi chồng, nuôi con, lấy làm nơi đi lại, ăn ở cho các chiến sĩ về nước, từ trong nước ra.
Khi xem những bức hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, mỗi người Việt Nam đều thấy cảm giác như Bác vẫn đang ở rất gần.
Trong tuần tổ chức tang lễ Hồ Chủ tịch, khi bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ - Bác Hồ ơi” đăng trên Báo Nhân Dân, tác giả Hải Như nhận được điện và thư từ mọi miền đất nước yêu cầu tác giả cần có một bài thơ viết về miền Nam với Bác. 50 ngày sau khi Bác Hồ qua đời, nhà thơ Hải Như công bố bài thơ “Tưởng tượng ra ngày đầu tiên thống nhất đất nước Bác Hồ có mặt giữa Sài Gòn”. Gần sáu năm sau bài thơ dự báo đã trở thành hiện thực. Ngày 30-4-1975 cả miền Nam rước ảnh Bác Hồ...
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau. Người về nước tại cảng Hải Phòng tháng 10 năm 1946. Thiếu tá Cao Phong - người nhận nhiệm vụ đón Bác Hồ - không bao giờ quên giây phút lịch sử ấy.
Đó là câu tục ngữ, câu răn dạy, khuyên bảo con người, có nghĩa là “có lộc không nên hưởng hết một mình” mà nên chia sẻ cho người khác.