Tin tổng hợp
“Ngày ngày Mặt trời đi qua trên Lăng. Thấy một Mặt trời trong Lăng rất đỏ…”, có lẽ nhà thơ Viễn Phương cũng không thể nghĩ rằng những câu thơ đầy cảm xúc ông viết trong một chuyến ra Bắc thăm Lăng Bác lại được một người dân Lào khe khẽ ngâm trong một sáng mùa hè giữa Thủ đô Hà Nội...
Hai tiếng cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong “Di chúc” của Người, ít nhất có 3 nội dung cơ bản, quan trọng mà chúng ta, đặc biệt và trước hết là những cán bộ, đảng viên có trình độ trung - cao cấp đang lãnh đạo, quản lý ở các cấp cần nhận thức rõ, đúng để làm theo
Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc (ngày 27 tháng 7 năm 1947), Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh”.
Là cán bộ của Văn phòng Phủ Chủ tịch từ năm 1949 đến năm 1954, chị Dương Thủy Liên đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau hơn ba chục năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, cho đến ngày Tổng khởi nghĩa thành công, Bác Hồ từ chiến khu lần đầu tiên mới về tới Hà Nội. Đón Tết độc lập đầu tiên ấy, đêm giao thừa thì Bác “vi hành” đi thăm, chúc Tết các gia đình “khá”, gia đình “trung bình” và gia đình nghèo... Nhưng rồi kháng chiến trường kỳ với chiến thắng Điện Biên Phủ, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại trên miền Bắc, Bác Hồ từ chiến khu trở về sống và làm việc ở Hà Nội. Đón “Tết hoà bình” đầu tiên ấy, đêm giao thừa Bác Hồ chỉ đi thăm một nơi, đó là đến thăm anh chị em ở Trường Thương binh hỏng mắt ở Hà Nội.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy nổi bật lên tư tưởng lớn vì con người và sự chăm lo cho hạnh phúc của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò và vị trí của con người. Người cho rằng con người không những là động lực của cách mạng, mà còn là đối tượng phục vụ của cách mạng. Nhưng khi nói tới con người là Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ngay tới đạo đức của con người. Và Bác cho rằng: Đó là cái gốc của một con người, hơn nữa là của một con người cách mạng.
Ngày 11-10-1947 tôi được giao nhiệm vụ phục vụ Bác Hồ, hôm đó đúng vào ngày Bác di chuyển chỗ ở. Nghe tin báo địch sẽ nhảy dù xuống một số địa điểm, vì vậy nửa đêm chúng tôi đã phải lên đường.
Chỉ 4 tháng sau ngày đất nước giành được độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng đã quyết định tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước. Người đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam, tận tay tham gia bỏ phiếu bầu cử tại các kỳ Tổng tuyển cử trong cả nước.