Tin tổng hợp
Tháng 8 năm 1945, cả Đông Dương thuộc Pháp sôi sục khí thế cách mạng. Nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đứng dậy giành chính quyền sau 100 năm sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. Lúc này Hoàng thân Xuphanuvông đang sống ở thành phố Vinh để xây dựng cầu Yên Xuân bắc qua sông Cả. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã cử ông Lê Văn Hiến vào mời Hoàng thân ra Hà Nội để bàn việc Liên minh Việt - Lào trong tương lai nhằm chống thực dân Pháp đang âm mưu trở lại xâm lược Việt - Lào.
Sau năm tháng tham gia chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường với mức thương tật 1/4, ông Đặng Sỹ Ngọc ở khối Trung Đông, phường Hưng Dũng vẫn luôn phát huy phẩm chất anh Bộ đội Cụ Hồ, thương binh tàn nhưng không phế.
“Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” (Hồ Chí Minh).
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 10 km về phía Tây, có một Trang trại du lịch sinh thái được nhiều người tìm đến và bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của nó. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Phạm Công Cường - thương binh hạng ¼ mất sức 83%. Tuy là thương binh nặng, nhưng anh Cường vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”.
Đầu năm 1973, trong một lần về Xiêng Khoảng, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản đến thăm Đại đội nữ cối 120mm duy nhất của Quân đội giải phóng nhân dân Lào đã khen ngợi: “Nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần dũng cảm của chị em phụ nữ Lào của chúng ta, trong đó có các con, cháu ở đây đã phát huy và giữ vững truyền thống anh hùng, không chịu khuất phục, các chị em phải giữ gìn truyền thống đó mãi mãi sau này”.
Lợi dụng mùa mưa và khai thác triệt để những khó khăn trong mùa mưa của ta. Vì vậy, địch tiếp tục ý đồ đánh chiếm Cánh đồng Chum. Sau đợt tấn công thứ nhất bị thất bại, địch tạm dừng để điều chỉnh chiến thuật và tăng cường lực lượng, phương tiện chiến đấu, nhằm chuẩn bị cho cuộc tiến công mới. Lần này địch lấy hướng Tây làm hướng tiến công chủ yếu. Dựa vào bàn đạp Phu Thông do GM 22 chiếm giữ, địch tăng cường thêm GM 30, một tiểu đoàn Thái Lan BC 619 đánh vào Phu Keng, Phu Seo, đồi 5 mỏm.
8 giờ sáng 21-5-1972, khi bầu trời vẫn còn u ám, mưa rơi nặng hạt, nhưng quân địch đã dùng không quân và pháo binh đánh phá dữ dội các điểm trọng yếu ở khu trung gian và trên trục đường từ khu trung gian vào Cánh đồng Chum, đòn đánh phủ đầu này để đánh dấu sự mở đầu tiến công của địch vào hệ thống phòng ngự Chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng.