Tin tổng hợp
Ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9, với viễn kiến của một nhà chính trị thiên tài, Chủ tịch hồ Chí Minh đã cho mời Hoàng thân Xuphanuvông đang làm việc ở Vinh ra Hà Nội để trao đổi những vấn đề có liên quan đến vận mệnh hai nước và khu vực.
Nhiều thập niên qua, không chỉ cộng đồng Việt kiều mà cả người dân Thái, nhất là ở vùng Đông bắc nước này, vẫn còn nhắc mãi về một người làm cách mạng có tên là Thầu Chín với tấm lòng thương yêu và trân trọng.
Những năm làm phóng viên thường trú tại Thủ đô Viêng Chăn, tôi có nhiều dịp gặp nhà văn lão thành Lào Xu-văn-thon Bu-pha-nu-vông. Ông kể cho tôi nghe chuyện Bác Hồ đến thăm lớp học chính trị của Lào sơ tán tại Phu La, Tuyên Quang sau sự kiện thành lập Neo Lào Ít-xa-la và Chính phủ kháng chiến của Pa-thét Lào năm 1950. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập của mọi người, Bác Hồ nói: “Tôi biết tiếng Thái và tiếng Lào, nhưng lâu rồi không nói. Tôi cũng đã từng nhiều lần ngủ qua đêm ở chùa In-pông, Thủ đô Viêng Chăn…”. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng bôn ba đến rất nhiều nước trên thế giới, nhưng trước đó tôi chưa một lần nghe nói Bác đã hoạt động ở Lào.
Biết Nhótkhămmani là cháu ngoại của "ông Hoàng đỏ” Xuphanuvông, Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cũng là người đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, chúng tôi đã liên lạc với cô để hẹn một cuộc trò chuyện.
Có lẽ, chưa bao giờ và ở đâu, những đòn đánh đập, tra tấn, hành hạ lại độc ác, rùng rợn như những ngón đòn mà bọn cai ngục nhà tù Phú Quốc đã trút lên mình các tù nhân cộng sản.
Cuộc sống đang có được ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng xương máu của bao nhiêu người, trong đó có sự hy sinh vô giá của những người cộng sản kiên trung ở nhà tù Phú Quốc.
Chiếc xe cẩu 20 tấn chậm rãi rời làng đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình nhằm thẳng hướng Sóc Sơn, Hà Nội. Trên xe là bức tượng Bác Hồ bằng đá cẩm thạch trắng nặng gần 20 tấn được phủ cờ Tổ quốc, neo buộc cẩn thận.
Đoàn chuyên gia y tế Cộng hòa Dân chủ Đức chúng tôi sang tới Thủ đô Hà Nội vào ngày 2 tháng 2 năm 1956, sau một thời gian ngót ba tuần đáp tàu liên vận quốc tế từ thành phố Béclin. Chúng tôi cả thảy gồm 35 người, do Giáo sư Tiến sĩ Kiếcsơ, nhà giải phẫu xuất sắc làm trưởng Đoàn.