Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dân là chủ, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Dân là chủ và dân làm chủ là vấn đề rộng lớn, xuất phát từ việc đánh giá đúng đắn vai trò của nhân dân và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ trong đó nhân dân lao động là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ cuộc sống bản thân.
Hồ Chí Minh - Nhà cách mạng vĩ đại, là tấm gương sáng ngời về nhân sinh quan cách mạng, là tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người đã để lại cho các thế hệ dân tộc Việt Nam một di sản tinh thần vô cùng quý báu mãi soi đường, chỉ lối cho chúng ta đi. Đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đúng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Anh hùng dân tộc vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sỹ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng, đạo đức, phong cách thống nhất biện chứng, làm thành diện mạo nhân cách văn hóa, nhất là văn hóa lãnh đạo.
Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc trong Điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Với bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Hiến pháp đã quy định rõ trong toàn bộ Chương II từ Điều 14 đến Điều 49 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trên cơ sở tiếp thu thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác và kế thừa giá trị truyền thống phương Đông, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò và địa vị của quần chúng trong sự vận động lịch sử xã hội và mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tiến bộ xã hội còn phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự do, bình đẳng và công bằng xã hội là mục tiêu và là nội dung căn bản để hiện thực hóa những giá trị, lý tưởng cao đẹp của CNXH. Người đề cao công bằng xã hội trong việc làm yên lòng dân để xã hội ổn định và phát triển.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá, sử dụng cán bộ là kết tinh truyền thống, nghệ thuật hay phương sách dùng người của cha ông ta trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng quan điểm của Người về đánh giá và sử dụng cán bộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, Đảng ta tiếp tục kế thừa vận dụng sáng tạo trong thực hiện công tác cán bộ. Đặc biệt, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm nhằm phát huy năng lực, sở trường của người cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh đấu để đòi lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Những tư tưởng của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị.
Dân chủ là động lực để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân chủ, hay quyền làm chủ của nhân dân đã được đề cập nhiều trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Người không chỉ nói đến dân chủ, dân làm chủ, mà quan trọng hơn là nói đến dân chủ thật sự, hay “mở rộng dân chủ”, “dân chủ chân chính”, “dân chủ rộng rãi”, tức không chỉ coi dân chủ là mục tiêu mà còn coi dân chủ là phương pháp hay động lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu.