1. Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/4/2021.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 12 như sau:
“2. Điều kiện dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn
2. Đăng ký bài thi:
a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 04 (bốn) bài thi, gồm 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 (ba) bài thi, gồm 02 (hai) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.”
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.”
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi.”
Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 18 như sau:
“c) Các túi đề thi phải được bảo quản trong hòm, tủ hoặc két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ, bàn giao chìa khóa cho các Trưởng Điểm thi. Trường hợp bất khả kháng không thể vận chuyển được bằng hòm, tủ hoặc két sắt được khóa niêm phong thì sở GDĐT cần xây dựng phương án vận chuyển bảo đảm an ninh, an toàn cho đề thi và báo cáo Bộ GDĐT trước khi triển khai thực hiện;”
2. Thông tư số 21/2021/TT-BCA ngày 19/02/2021 của Bộ Công an bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành về danh mục bí mật nhà nước độ mật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2021.
Một số văn bản quy phạm pháp luật bãi bỏ toàn bộ như sau:
- Quyết định số 151/2003/QĐ-BCA(A11) ngày 11/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Ngân hàng.
- Quyết định số 637/2003/QĐ-BCA(A11) ngày 12/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 917/2003/QĐ-BCA(A11) ngày 21/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Cán sự Đảng ngoài nước.
- Quyết định số 918/2003/QĐ-BCA(A11) ngày 21/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Đối ngoại Trung ương.
- Quyết định số 30/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 08/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Tòa án nhân dân.
- Quyết định số 31/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 08/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Tổ chức Trung ương.
- Quyết định số 52/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 15/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Quyết định số 168/2004/QĐ-BCA ngày 24/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
- Quyết định số 191/2004/QĐ-BCA ngày 05/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Báo Nhân dân.
- Quyết định số 322/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 07/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Tạp chí Cộng sản.
- Quyết định số 409/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 05/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 481/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 27/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Kiểm sát.
- Quyết định số 482/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 27/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Cơ yếu.
- Quyết định số 485/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 28/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Quyết định số 1811/2005/QĐ-BCA ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 1857/2008/QĐ-BCA (A11) ngày 05/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
- Quyết định số 1858/2008/QĐ-BCA(A11) ngày 05/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Thông tấn xã Việt Nam.
- Quyết định số 2039/2008/QĐ-BCA(A11) ngày 03/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Xây dựng.
3. Quyết định số 06/2021/QĐ-TTg ngày 18/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật, tối mật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2021.
Theo đó, một số văn bản quy phạm pháp luật bãi bỏ toàn bộ như sau:
- Quyết định số 160/2004/QĐ-TTg ngày 06/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-TTg ngày 20/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành Ngân hàng.
- Quyết định số 41/2003/QĐ-TTg ngày 26/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc phạm vi Quốc phòng.
- Quyết định số 220/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của Ban Cán sự Đảng ngoài nước.
- Quyết định số 244/2003/QĐ-TTg ngày 17/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Ban Đối ngoại Trung ương.
- Quyết định số 01 /2004/QĐ-TTg 05/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Tòa án nhân dân.
- Quyết định số 45/2004/QĐ-TTg ngày 07/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của Ban Tổ chức Trung ương.
- Quyết định số 18/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tối Mật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
- Quyết định số 21/2004/QĐ-TTg ngày 25/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của Thông tấn xã Việt Nam.
- Quyết định số 88/2004/QĐ-TTg ngày 21/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước Tuyệt mật và Tối mật trong ngành Kiểm sát.
- Quyết định số 89/2004/QĐ-TTg ngày 21/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật trong ngành Cơ yếu.
- Quyết định số 123/2004/QĐ-TTg ngày 07/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
- Quyết định số 154/2004/QĐ-TTg ngày 19/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
- Quyết định số 306/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh.
4. Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 16/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2021.
Cụ thể, tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao như sau:
Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:
- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa: Internet
- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm:
+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định này phải đạt ít nhất 2%.
- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động:
+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 3 Quyết định này phải đạt ít nhất 5%.
Khánh Linh (tổng hợp)