Hệ thống Trợ năng

Thứ hai, 20/01/2025

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam, Trước tình hình đó, sau một thời gian ở lại Liên Xô để nghiên cứu chế độ xô-viết và kinh nghiệm xây dựng đảng theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã về gần Việt Nam để xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng. Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc).

sang lap dang
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội III của Đảng. (Ảnh: TTXVN).

Về mặt công khai, lấy tên là Lý Thụy, có khi lấy tên là Vương, Người làm cán bộ phiên dịch cho phải đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô, do Bô-rô-đin dẫn đầu, đến giúp Chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc, trong khi Chính phủ này đang có chính sách hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc. Việc đầu tiên của Người là bắt mối liên lạc với Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước của cụ Phan Bội Châu đang hoạt động ở Quảng Châu.

Trước đó mấy tháng, Phạm Hồng Thái đã ném bom ở Sa Điện, định giết Méc-lanh, toàn quyền Đông Dương, khi y qua đây. Mới đến Quảng Châu, đồng chí Nguyễn ái Quốc còn cảm thấy tiếng vang của quả bom Phạm Hồng Thái. Tuy không tán thành chủ trương ám sát cá nhân, nhưng Người đánh giá cao sự kiện đó. Sau này, Người viết:

"Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu... Nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân".

Lúc này cụ Phan bội Châu đã cải tổ Việt Nam quang phục Hội thành Việt Nam quốc dân đảng, với cương lĩnh và chương trình gần giống như Cương lĩnh và chương trình của Quốc dân đảng Trung Hoa.

Đồng chí Nguyễn ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng. Cụ tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa kịp sửa chữa sai lầm của mình thì cụ đã bị đế quốc Pháp bắt đưa về nước vào nǎm 1925.

Đồng chí Nguyễn ái Quốc chọn số thanh niên yêu nước trong các tổ chức cách mạng nói trên và một số thanh niên khác ở trong nước ra, mở Trưòng huấn luyện chính trị để đào tạo họ trở thành những cán bộ cách mạng và đưa họ trở về nước hoạt động trong giai cấp công nhân và nhân dân ta. Trường mở được l0 khóa, mỗi khóa từ một tháng rưỡi đến ba tháng, tổng số học viên có khoảng 200 người.

Mặc dù việc mở trường gặp nhiều khó khǎn, nhất là về tài chính, nhưng Người vẫn dành dụm từng đồng, ra sức đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, trong đó có những người tiêu biểu như các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự...

Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người phụ trách trường, vừa là giảng viên chính, có khi kiêm cả cán bộ phiên dịch. Phương pháp giảng dạy của Người là lý luận liên hệ với thực tế, học kết hợp với hành làm cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Ngoài học tập lý luận và chính trị, các học viên còn được học thêm vǎn hóa và ngoại ngữ.

Được sự giáo dục trực tiếp của đồng chí Nguyễn ái Quốc sau một thời gian học tập, các học viên trưởng thành nhanh chóng về chính trị và tư tưởng. Trên cơ sở giác ngộ về tinh thần yêu nước, các học viên nhận rõ đường lối và phương pháp đúng đắn của cách mạng Việt Nam và có xu hướng cộng sản chủ nghĩa. Nhiều đồng chí được lần lượt cử về nước xây dựng cơ sở, tuyên truyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng.

Người còn lựa chọn một số cán bộ gửi sang Mát-xcơ- va học tập lý luận ở Trường đại học Phương Đông và một số khác vào học Trường quân sự Hoàng Phố có cố vấn Liên Xô giảng dạy ở Quảng Châu.

Việc đồng chí Nguyễn ái Quốc mở Trường huấn luyện chính trị có ý nghĩa rất to lớn. Người đã đào tạo cho cách mạng Việt Nam những lớp cán bộ đầu tiên đi theo đường lối chủ nghĩa Mác - Lê-nin và góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị thành lập Đảng ta.

Để làm tài liệu giảng dạy tại Trường huấn luyện chính trị, đầu nǎm 1925, đồng chí Nguyễn ái Quốc biên soạn tập đề cương bài giảng. Đầu nǎm 1927, tập đề cương bài giảng đó được bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông á Đông xuất bản thành sách, với nhan đề là Đường cách mệnh.

Trong cuốn sách Đường cách mệnh, trước hết Người nêu lên tư tưởng cách mạng triệt để. Người chỉ rõ rằng, muốn sống thì phải làm cách mạng. Làm cách mạng phải có quyết tâm, hy sinh, bền gan, đoàn kết nhau lại Muốn được như vậy thì trước hết mọi người phải hiểu rõ vì sao phải làm cách mạng. Trong cuốn Đường cách mệnh Người nói về tư cách người cách mạng, tức là đạo đức cách mạng : tự mình phải cần kiệm, chí công vô tư, quả quyết sửa lỗi mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo ; nói thì phải làm, phải giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất v.v., Người coi việc giác ngộ cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ là một trong những yêu cầu hàng đầu để chuẩn bị về tư tưởng và chính trị, tiến tới xây dựng một đảng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam.

Muốn làm cách mạng thành công, người cán bộ không những phải có đạo đức cách mạng mà còn phải hiểu lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng. Nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của lý luận cách mạng, trên trang đầu cuốn Đường cách mệnh Người nêu lên câu nói bất hủ của Lê-nin : "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng... Chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong hướng dẫn mới có thể làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong".

Nhân dân Việt Nam đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh anh dũng chống đế quốc Pháp, nhưng đều bị thất bại, vì chưa có lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, không hiểu tình hình thế giới, không biết so sánh lực lượng ta và lực lượng địch, không có "mưu chước" không hiểu "sách lược", không biết nắm thời cơ, "chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm". Vì vậy, những người cách mạng phải giảng giải cho nhân dân hiểu lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tình hình và kinh nghiệm cách mạng thế giới.

Đồng chí Nguyễn ái Quốc nêu rõ nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc đồng thời Người cũng chỉ rõ triển vọng tiến lên và mục tiêu cách mạng lâu dài là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nắm vững tính chất và đặc điểm xã hội Việt Nam, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân thấm nhuần học thuyết của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, vận động một cách sáng tạo kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười Nga vào điều kiện cụ thể của nước ta, Người đề ra đường lối cách mạng Việt Nam là phải đi từ giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng giải phóng dân tộc mà Người đã đề ra là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (nay gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giại đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là một trong những vấn đề mà Người đã phát triển một cách sáng tạo những luận điểm của Lê-nin về cách mạng ở các nước chậm tiến.

Cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, thì nhiệm vụ trước mắt của nó là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến tay sai. Muốn đánh đổ kẻ thù của cách mạng, phải tập hợp được lực lượng cách mạng. Người chỉ rõ lực lượng cách mạng là nhân dân bị đế quốc Pháp áp bức và bóc lột. Người nhấn mạnh công nhân và nông dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng vì công nông bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất và công nông là lực lượng đông nhất. Theo quan điểm của Người, giải phóng dân tộc trước hết là giải phóng công nhân và nông dân ; lực lượng chủ yếu của sự nghiệp giải phóng dân tộc là công nhân và nông dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Người chỉ rõ cách mạng là việc chung của quần chúng nhân dân, không phải là việc của một hai người. Vì đế quốc Pháp dùng chính sách chia rẽ người Việt Nam thành người Trung, Nam, Bắc; lấy tôn giáo và vǎn hóa nô dịch để mê hoặc nhân dân ; lấy sức mạnh để đàn áp nhân dân, cho nên muốn làm cách mạng, trước hết chúng ta phải giác ngộ, tổ chức, đoàn kết và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh. Những người cách mạng phải tổ chức các hội quần chúng như công hội nông hội, phụ nữ, thanh niên v.v..

Người còn nêu rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, theo đường lối của Quốc tế cộng sản, quan hệ mật thiết với cách mạng Pháp và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa khác.

Về kinh nghiệm cách mạng thế giới, Người rút ra nhưng bài học của Cách mạng tháng Mười, kinh nghiệm của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ. Người nhận định cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất, vì nó đem lại tự do, bình đẳng, hạnh phúc thật sự cho nhân dân lao động và còn giúp đỡ cho các dân tộc bị áp bức làm cách mạng để tự giải phóng. Cách mạng tháng Mười Nga dạy cho chúng ta biết rằng muốn làm cách mạng thành công phải dựa vào lực lượng của quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân; phải có đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vững mạnh, thống nhất hy sinh, gan góc.

Muốn tổ chức và đoàn kết được các lực lượng cách mạng, muốn có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, trước hết phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức nhân dân, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản các nước, Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mời chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm cốt. Trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có kim chỉ nam. "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin".

Đường cách mệnh không chỉ vạch ra những vấn đề chiến lược cách mạng, mà còn vạch ra phương pháp cách mạng khoa học, "phải biết làm mới chóng". Người cǎn dặn các chiến sĩ cách mạng phải biết cách tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh một cách có tổ chức, có lãnh đạo chặt chẽ. Bộ tham mưu của giai cấp vô sản phải cho cách mạng bừng nở đúng lúc, tức là phải nắm vững thời cơ mới có thể giành được thắng lợi to lớn. Ví như Cách mạng tháng Mười Nga đã nổ ra đúng ngày mồng 7 tháng 11 nǎm 1917 và đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Đường cách mệnh nêu lên một chân lý sáng ngời là "muốn sống phải làm cách mạng", quyết tâm giành độc lập và tự do, "thà chết được tự do còn hơn sống làm nô lệ", đấu tranh kiên cường bất khuất, kiên trì lâu dài, đời này qua đời khác, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. Tư tưởng nổi bật và bao trùm của cuốn Đường cách mệnh là tư tưởng độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. bó là xu thế cách mạng của thời đại, là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. bó tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.

Cuốn Đường cách mệnh có ý nghĩa lịch sử rất to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đường cách mệnh là ngọn cờ chỉ đạo cách mạng nước ta trong thời kỳ xúc tiến chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và đặt nền tảng cho cương lĩnh của Đảng ta ra đời vào đầu nǎm 1930. Đường cách mệnh được phát triển hoàn chỉnh thêm đã trở thành nền tảng đường lối của đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó cũng là con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

Đường cách mệnh chẳng những có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong thời kỳ đã qua, mà còn soi sáng con đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong giai đoạn mới.

Để làm cơ sở cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 6 nǎm 1925, tại Quảng Châu, Người đã sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một tổ chức tiền thân của Đảng do những người cộng sản làm hạt nhân lãnh đạo. Khi thành lập, Hội đã thông qua Điều lệ tóm tắt và chương trình hoạt động của Hội. Tôn chỉ và mục đích của Hội được thể hiện trong cuốn Đường cách mệnh.

Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội là một tổ chức rất chặt chẽ, gần như một đảng cộng sản, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dùng tự phê bình và phê bình để xây dựng Hội.

Nhờ có sự giáo dục của đồng chí Nguyễn ái Quốc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đường lối và phương pháp cách mạng, về đạo đức cách mạng; được rèn luyện trong phong, trào đấu tranh của quần chúng cho nên hầu hết các cán bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội sau này đều trở thành nhưng người cộng sản chân chính và những cán bộ cốt cán của Đảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta đã kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một làn sóng dân tộc và dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước. Phong trào công nhân Việt Nam từ khi tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã có những chuyển biến mời về ý thức chính trị và về tổ chức đấu tranh. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội là tổ chức cách mạng đầu tiên ở nước ta có xu hướng chủ nghĩa cộng sản, đi vào quần chúng vận động công nhân và nông dân theo quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và dẫn dắt giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị.

"Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các tầng lớp công nông và trí thức cách mạng, bắt đầu thành hình trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội lúc bấy giờ, đã có hệ thống thống nhất toàn quốc... "

Để làm cơ sở cho việc thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó có hạt nhân lãnh đạo là Cộng sản đoàn, để bồi dưỡng và phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc của những người yêu nước trong giai cấp công nhân, nông dân và tiểu tư sản trí thức, kết hợp với việc giáo dục cho họ về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, nhằm đào tạo họ thành những người cộng sản Việt Nam. Hội là một tổ chức quá độ, rất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam lúc đó. Thành lập Hội là một việc làm đúng đắn, phù hợp với kinh nghiệm phổ biến là phải thông qua những phần tử trí thức cách mạng, đưa chủ nghĩa xã hội khoa học vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kinh nghiệm này đã được Đại hội lần thứ sáu của Quốc tế cộng sản (tháng 9 nǎm 1928) xác nhận :

"Kinh nghiệm cho thấy ở phần đông các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, một số lớn nếu không phải là đa số cán bộ cộng sản lúc đầu là rút từ giai cấp tiểu tư sản và đặc biệt là trong số những người trí thức cách mạng, thường là trong số sinh viên. Thường thường những phần tử ấy gia nhập Đảng vì họ nhận định Đảng là kẻ thù cương quyết nhất của chủ nghĩa đế quốc".

Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã đóng một vai trò lịch sử cực kỳ quan trọng trong việc chuần bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng ta.

Để tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Hội. Người đã xuất bản tuần báo Thanh niên. Báo này vạch trần nhưng tội ác dã man của đế quốc Pháp, khơi sâu lòng cǎm thù đối với chúng. Đưa ra những bằng chứng cụ thể, dùng những lời lẽ đanh thép, báo Thanh niên tiếp tục nhiệm vụ của báo Người cùng khổ, lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Việt Nam trên mọi lĩnh vực ; đồng thời giải thích rõ đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do, tiến lên cách mạng vô sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

Đặc biệt, báo Thanh niên nêu rõ tính chất giai cấp của Đảng cộng sản và nhấn mạnh việc tổ chức đảng phải thật chặt chẽ. Báo còn nói rõ người đảng viên cộng sản phải có phẩm chất cách mạng, điều cốt yếu nhất là phải biết hy sinh. Nhiệm vụ của những người đảng viên cộng sản không phải chỉ đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc và giai cấp mình, mà còn phải đấu tranh góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Là một vũ khí sắc bén trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào giai cấp công nhân và nhân dân ta, tuần báo Thanh niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể, đồng thời là người tổ chức tập thể.

Cùng với tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, cuốn Đường cách mạng, báo Người cùng khổ và một số vǎn kiện khác, báo Thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc xúc tiến chuẩn bị thành lập Đảng ta.

Trong khi chuẩn bị thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, nǎm 1926, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tổ chức nhóm thiếu niên tiền phong đầu tiên của nước ta, nhằm đào tạo các em trở thành những chiến sĩ cách mạng tương lai. Nhóm này gồm có 8 em, trong đó có Lý Tự Trọng, sau này là người đoàn viên đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam đã oanh liệt đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Đảng và cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Trong thời gian này, với trách nhiệm là ủy viên Bộ phương Đông trực thuộc Quốc tế cộng sản và ủy viên đoàn chủ tịch ban chấp hành Quốc tế nông dân, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng phong trào cách mạng nói chung và phong trào nông dân nói riêng ở một số nước châu á. Trong bức thư mật đề ngày 13 tháng 8 nǎm 1925, của Ban chấp hành Quốc tế nông dân gửi cho Người, đã nói rõ :

"Theo quyết định của Đoàn chủ tịch ngày 31 tháng 7, đồng chí được ủy nhiệm làm công tác vận động nông dân ở Trung Quốc, ở các nước thuộc địa mà đồng chí đặt được liên lạc, cụ thể như Đông Dương... Nhiệm vụ trước mắt của đồng chí là tổ chức tiếp xúc với các thuộc địa ấy, liên hệ với các tổ chức nông dân địa phương nếu có, và xây dựng tổ chức nông hội hoặc các nhóm nông dân cốt cán ở những nơi chưa có tổ chức nông dân...".

Để vận động nông dân Đông Dương nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết một số bài về tình hình nông dân Việt Nam, nói rõ nguyên nhân bị áp bức, bóc lột của họ, và chỉ cho họ phương hướng đấu tranh... Là một nhà lãnh đạo phong trào nông dân quốc tế, có nhtều kinh nghiệm, Người đã góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng của nông dân Trung Quốc. Người đã dịch nhiều tài liệu của ban chấp hành Quốc tế nông dân viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp ra tiếng Trung Quốc, và đã viết nhiều tài liệu về nông dân Trung Quốc nói chung và về phong trào nông dân Hải Lục Phong nói riêng... để tuyên truyền và tổ chức nông dân Trung Quốc. Đầu tháng 5 nǎm 1925, Người đã cùng những người cộng sản Trung Quốc triệu tập Hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân có tổ chức của tỉnh Quảng Đông và Hội nghị đại biểu lần thứ hai của giai cấp công nhân Trung Quốc nhằm mục đích thành lập một mặt trận thống nhất giữa nhưng người bị bóc lột ở thành thị và nhưng người bị bóc lột ở nông thôn.

Cǎn cứ vào nội dung bản báo cáo tóm tắt của Người nói về hai cuộc hội nghị này gửi lên Ban chấp hành Quốc tế nông dân và những bài viết của Người về phong trào nông dân Trung Quốc, có thể rút ra những quan điểm đúng đắn như sau:

Những người cộng sản phải xây dựng liên minh công nông; hoạt động cho giai cấp công nhân ở thành thị không được sao nhãng việc tổ chức những người vô sản ở nông thôn. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân phải liên hiệp lại để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và những tên phản bội giai cấp công nhân. Muốn đấu tranh chống lại bọn địa chủ áp bức, bóc lột, nông dân Trung Quốc phải được tổ chức lại dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân công nghiệp có tổ chức. Công cuộc giải phóng nhưng người lao động là sự nghiệp của bản thân những người lao động. Đoàn kết lại, nhưng người lao động sẽ đánh thắng chủ nghĩa đế quốc.

Cùng với việc quan tâm theo dõi phong trào cách mạng Trung Quốc và các nước Đông - Nam á, đồng chí Nguyễn ái Quốc rất chú ý đến phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ ở ấn-Độ. Từ nǎm 1921 đến nǎm 1928, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết nhiều bài (ký tên là Vương) trên Tạp chí Cộng sản và Thư tín Quốc tế, nhằm phản ánh tình hình đấu tranh cách mạng của nhân dân ấn-Độ.

Nhằm tập hợp và đoàn kết các lực lượng cách mạng ở châu á với những kinh nghiệm và cách tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp trước đây, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông á Đông (7-1925), một hình thức mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc. Hội này gồm những người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều- Tiên, In-đô-nê-li-a, Ma-lay-xi-a, Thái-Lan, ấn- Độ.., Người được bầu làm bí thư của Hội.

Để phối hợp với phong trào chung chống chủ nghĩa đế quốc Người còn thường xuyên đặt quan hệ với Ban thư ký Tổng hội Thái Bình Dương và Liên đoàn chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập, tự do, v.v..

Để xây dựng phong trào cách mạng nói chung và vận động nông dân nói riêng ở một số nước châu á, Người rất quan tâm vấn đề đào tạo cán bộ. Người đã lựa chọn một số cán bộ của các nước này, tổ chức đưa họ đến học tập tại Trường đại học phương Đông ở Mát- xcơ-va và đưa họ trở về nước hoạt động cách mạng...

Từ cuối nǎm 1924 đến đầu nǎm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc vừa đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, xúc tiến việc chuẩn bị và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, vừa góp phần rất quan trọng vào việc đào tạo cán bộ và xây dựng phong trào cách mạng ở một số nước châu á... á... Dưới sự chỉ đạo của Ban phương Đông trực thuộc Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, Người đã truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào châu á nói chung và Đông Dương nói riêng.

Tháng 4 nǎm 1927, sau vụ phản biến của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng Châu, Người đi Hồng Kông, Thượng Hải, rồi rời Trung Quốc đi Liên Xô. Người làm việc ở Quốc tế cộng sản góp phần tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng châu á, đặc biệt là cách mạng Trung Quốc. Người thường xuyên tới Trường đại học phương Đông giúp đỡ các học viên Việt Nam học tập và rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, đóng góp vớỉ nhà trường nhiều ý kiến xây dựng có giá trị.

Được sự giúp đỡ của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, cuối nǎm 1927, Người bí mật trở lại nước Pháp để gặp gỡ và trao đổi ý kiến với ban lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp về tình hình hoạt động của Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng. Sau đó, người trở lại Đức và đi dự Hội nghị Quốc tế chống chiến tranh đế quốc họp ở thủ đô nước Bỉ.

Mùa hè nǎm 1928, Người bí mật rời khỏi Đức đi Thụy- sĩ I-ta-li-a rồi từ đó đáp tàu biển đi Thái-Lan vào mùa thu nǎm 1928. ở đây, Người lấy tên là Chín. Kiều bào thân mật và kính trọng gọi Người là Thầu Chín (ông già Chín).

Người chủ trọng giáo dục Việt kiều tinh thần đoàn kết và yêu nước. Người chỉ đạo việc chấn chỉnh nội dung tờ báo cho phù hợp với mục đích, tôn chỉ của Hội thân ái và trình độ của Việt kiều, lấy tên tờ báo là Thân ái thay cho tên Đồng thanh trước đây.

Người giảng giải cho cán bộ hiểu rõ tính chất lâu dài và gian khổ của cách mạng Việt Nam, tin tưởng vào triển vọng và tương lai của cách mạng trong nước và cách mạng thế giới Người đặc biệt quan tâm việc giáo dục thiếu niên, Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ phải đề cao tinh thần cảnh giác và giữ gìn bí mật trong công tác. Người khuyến khích cán bộ học tiếng Xiêm. Người tham gia lao động cùng với kiều bào trong hội hợp tác, như đào giếng, làm vườn, gánh gạch xây trường học cho trẻ em v.v..

Được sự lãnh đạo của Người, chỉ trong khoảng một nǎm, công tác vận động Việt kiều ở Xiêm đã có những chuyển biến quan trọng ; tinh thần đoàn kết và yêu nước của kiều bào được củng cố và tǎng cường; trình độ chính trị của cán bộ được nâng cao, tư tưởng kiên trì vận động cách mạng được xác lập, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Xiêm đối với những hoạt dộng yêu nước của Việt kiều nói riêng và đối với cách mạng Việt Nam nói chung.

Trong những nǎm 1928 - 1929, phong trào cách mạng ở nước ta dâng lên mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương "vô sản hóa", một số cán bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền và tổ chức công nhân. Phong trào công nhân dần dần đã vượt qua giai đoạn tự phát, cục bộ, lẻ tẻ tiến đến giai đoạn tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương. Từ cuối nǎm 1929, phong trào công nhân Việt Nam đã có tính chất độc lập rõ rệt, trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế lại bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để, đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất, tiêu biểu cho quyền lợi cơ bản và lâu dài của cả dân tộc, phát huy truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc, giai cấp công nhân nước ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất của nhân dân Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Người và những học trò của Người truyền bá vào Đông Dương, nơi nhân dân có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, có giai cấp công nhân tuy số lượng không đông; nhưng là giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội, lại bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc phong kiến và tư sản trong nước, cho nên có tinh thần cách mạng triệt để. Đông Dương cũng là nơi có phong trào đấu tranh của nông dân và phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân khác rất sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chân lý cách mạng của thời đại, khi đã thấm sâu vào trái tim, khối óc của những người cách mạng Việt Nam thì sẽ trở thành một sức mạnh to lớn và không có một kẻ thù nào có thể ngǎn cản nổi. Trên mặt trận chính trị và tư tưởng, chủ nghĩa Mác - Lê- nin đã đánh lui tư tưởng cải lương, tư tưởng dân tộc hẹp hòi và đã chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng Việt Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta đang đòi hỏi sự lãnh đạo của một đảng của giai cấp công nhân. Những điều kiện để thành lập một đảng như thế đã chín muồi. Nhưng khi vấn đề ấy được đặt ra, thì trong nội bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, nhất là ở cơ quan lãnh đạo của nó không nhất trí. Đó là cuộc đấu tranh giữa quan điểm vô sản và quan điểm tiểu tư sản trong Thanh niên cách mạng đồng chí Hội để thành lập đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Cuộc đấu tranh ấy đã dẫn đến thắng lợi của tư tưởng vô sản và sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. Trong tình hình ấy Tân Việt cách mạng Đảng cũng không thể duy trì tổ chức cũ, cho nên đã được cải tổ thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Trong vòng nửa nǎm, ba tổ chức cộng sản đã liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng cộng sản là một tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929.

Nhưng lợi ích của cách mạng, và nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác - Lê-nin không cho phép trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Như thế chỉ làm yếu sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức, làm giảm sức mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thành lập một đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết của phong trào công nhân và phong trào yêu nước lúc bấy giờ.

Lịch sử đòi hỏi phải có một lãnh tụ có đầy đủ uy tín và nǎng lực để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người đã đáp ứng yêu cầu đó.

Vào cuối mùa thu nǎm 1929, đang hoạt động ở Thái- lan, được nghe báo cáo về tình hình mâu thuẫn giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Người đã trở lại Hồng Kông, triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất tổ chức, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Trở lại Hồng Kông lần này với sứ mệnh lịch sử nặng nề, đồng chí Nguyễn ái Quốc phải suy nghĩ và giải quyết hàng loạt vấn đề nóng bỏng và phức tạp trong quá trình chuẩn bị thống nhất Đảng: làm thế nào xóa bỏ những bất đồng giữa các nhóm cộng sản, để đi tới thống nhất các nhóm đó trong một tổ chức duy nhất? Tên Đảng nên đặt như thế nào cho đúng với tính chất đảng của giai cấp công nhân và các nhóm có thể chấp nhận làm sao hoàn thành cho kịp các bản Cương lĩnh, Sách lược Điều lệ của Đảng - Đó là những vǎn kiện cơ bản của Hội nghị hợp nhất. Vấn đề bảo đảm bí mật cho Hội nghị cũng được Người rất quan tâm. Tầt cả những vấn đề trên được tiến hành thận trọng, bí mật và khẩn trương để kịp khai mạc Hội nghị.

Dưới sự chủ tọa của Người, Hội nghị đã họp từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 nǎm 1930, trong cǎn phòng nhỏ của một người công nhân ở Cửu Long, gần Hồng Kông. Sau nǎm ngày làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng cộng sản chân chính duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Về tên Đảng, các đại biểu được Người giải tbich :

"Cái từ Đông Dương rất rộng, và theo nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm túc người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, vì An Nam chỉ là miền Trung của nước Việt Nam mà thôi, và nước ta có ba miền : Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó từ Việt Nam hợp với cả ba miền và không trái với nguyên lý chủ nghĩa Lê-nin về vấn đề dân tộc".

Hội nghị đã thông qua các vǎn kiện : Chính cương vắn tắt Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Đảng và của một số tổ chức quần chúng và Lời kêu gọi... do đồng chí Nguyễn ái Quốc thảo ra.

Chính cương vắn tắt vạch rõ : cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền (nay gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nó là đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, thành lập chính phủ công nông binh, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân và tổ chức ra quân đội công nông...

Về Đảng, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt nói rằng Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có đủ nǎng lực lãnh đạo quần chúng. Đảng chủ trương đoàn kết với phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và liên hệ mật thiết với giai cấp công nhân quốc tế, nhất là giai cấp công nhân Pháp.

Chính cương và Sách lược vắt tắt của Đảng đáp ứng đúng nguyện vọng thiết tha của giai cấp công nhân và nhân dân nước ta. Vì vậy, Đảng là đoàn kết được các lực lượng yêu nước và dân chủ xung quanh giai cấp công nhân và nắm được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Điều lệ tóm tắt của Đảng đã nêu rõ mục đích của Đảng: "Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo cho quân chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu, để tiêu diệt tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản".

Điều lệ tóm tắt của Đảng qui định những điều kiện cần phải có để được kết nạp vào Đảng cộng sản là phải tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa cộng sản, tin theo đường lối và chương trình hành động của Đảng và của Quốc tế cộng sản; hǎng hái, hy sinh tranh đấu cho sự nghiệp cách mạng nước ta và cách mạng thế giới.

Hội nghị cũng đã thảo luận về phương pháp và kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước...

Nhân dịp thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Lời kêu gọi, gửi công nhân, nông dân, bính lính, thanh niên học sinh và đồng bào bị áp bức bóc lột: Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp công nhân. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng để đấu tranh cho quyền lợi của toàn thể nhân dân bị áp bức bóc lột. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gia nhập Đảng, chúng ta phải giúp đỡ Đảng và đi theo Đảng !...".

Lời kêu gọi là một vǎn kiện quan trọng đã phân tích đầy đủ và đúng đắn tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và nêu lên đường lối, mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi có tác động cổ vũ rất lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.

Hội nghị thành lập Đảng có tầm quan trọng như một Đại hội của Đảng, vì nó đã đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam và những nguyên tắc về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.

Sự ra đời của Đảng ta là một tất yếu lịch sử, do những điều kiện trong nước và thế giới lúc ấy quyết định, đồng thời là kết quả rực rỡ của cả một quá trình hoạt động sôi nổi của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Người ái Quốc, Người đấu tranh kiên cường trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, kiên trì học tập tìm tòi nghiên cứu và rèn luyện. Đó là kết quả to lớn của gần 10 nǎm chuẩn bị rất công phu và đầy đủ của Người về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Sau này, đánh giá việc thành lập Đảng, Người đã viết :

"Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng".

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thanh Huyền (st)

Bài viết khác: