1. Nghị định số 52/2019/NĐ-CP ngày 14/6/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2019.

Nghị định này quy định chi tiết Điều 11, Điều 19, khoản 1 Điều 21 của Luật Đặc xá về thực hiện Quyết định về đặc xá, điều kiện, hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài, trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá.

Một số điều kiện của người được đề nghị đặc xá:

- Người bị kết án phạt tù có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người đã chấp hành nghiêm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và các quý đã đủ thời gian xếp loại trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt.

- Người bị kết án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án.

+ Có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

+ Có văn bản đề nghị của người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của người được thi hành án về việc không phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án đối với tài sản không thuộc sở hữu nhà nước.

- Người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại là trường hợp người đó và gia đình không còn tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án và không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.

Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá:

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức cho người bị kết án phạt tù viết Đơn đề nghị đặc xá và Bản cam kết theo mẫu.

- Sau khi nhận được đơn đề nghị đặc xá của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức cho tập thể đội (tổ) phạm nhân họp bình xét, bỏ phiếu kín, giới thiệu người được đề nghị đặc xá nếu có đội (tổ) phạm nhân. Cán bộ quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân có trách nhiệm tổng hợp kết quả cuộc họp bằng biên bản và đề xuất ý kiến về việc đề nghị đặc xá đối với người bị kết án phạt tù do mình phụ trách.

- Căn cứ quy định của pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá và kết quả cuộc họp của đội (tổ) phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.

2. Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2019.

Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.624.000 đồng.

người có công
Ảnh minh họa: Internet

Một số mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng như sau:

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT

Đối tượng người có công

Mức trợ cấp, phụ cấp

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:

   

- Diện thoát ly

1.815

308/1 thâm niên

- Diện không thoát ly

3.081

 

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần

1.624

 

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng

1.299

 

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1.679

 

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần

911

 

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng

1.299

 

3

Thân nhân liệt sĩ:

   

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ

1.624

 

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ

3.248

 

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên

4.872

 

- Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng)

1.624

 

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng

1.299

 

3. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2019.


Theo Nghị định, tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích.

- Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.

- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.

Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ.

- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch.

- Kiểm soát xung đột lợi ích.

- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.

Quy định về việc tặng quà:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.

Quy định về việc nhận quà tặng: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định.

Về chuyển đổi vị trí công tác: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực tại chính quyền địa phương.

Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác:

- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý khi có căn cứ. Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.

4. Thông tư số 10/2019/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20/5/2019 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2019.

Từ ngày 01/7/2019, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng sau được tăng thêm 7,19% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

 Cụ thể:

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2019

=

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2019

x

1,0719

 Khánh Linh (tổng hợp)

Bài viết khác: