Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt, mối quan tâm sâu sắc với Hà Nội. Với Thủ đô Hà Nội, Bác mong muốn “Thành phố Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa. Muốn như thế thì mỗi một xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông thôn ở ngoại thành phải thành một pháo đài của chủ nghĩa xã hội”.

Kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước, Người đã có 73 bài viết riêng về Hà Nội, về nhân dân Hà Nội và có mối quan tâm đặc biệt với nhân dân Hà Nội. Người thường xuyên gửi thư tới các cụ phụ lão, chị em phụ nữ, tới nông dân, công nhân, trí thức... nhưng Người đặc biệt quan tâm tới tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng Hà Nội. Bác cũng đã có 10 lá thư, bài viết, bài phát biểu về thanh niên, thiếu niên, sinh viên Hà Nội. Trong thư nào Người cũng luôn dành tình cảm thiết tha, trìu mến và đặt niềm tin vào thế hệ trẻ của Thủ đô. Người luôn khuyên thanh thiếu niên Hà Nội đoàn kết thân ái và chăm chỉ học tập, phát huy sáng kiến để thanh thiếu niên cả nước học tập.

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2020), Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng xin trân trọng đăng tải một số hình ảnh Bác Hồ gắn với thành phố Hà Nội.

90 nam thanh uy hn 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (02/9/1945).
 Ảnh tư liệu.

90 nam thanh uy hn 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh bước xuống lễ đài sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh tư liệu.

90 nam thanh uy hn 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí thương binh ở Trường Thương binh
 hỏng mắt, ngày 11/2/1956. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh, phố Lò Đúc,
 Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngày 30/01/1957 (30 Tết Nguyên đán Đinh Dậu).
Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy cơ khí Hà Nội, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội,
 ngày 18/02/1958. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý vào Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, tháng 11/1959.
 Ảnh: Tư liệu.

90 nam thanh uy hn 7
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng máy cấy tại khu ruộng của Sở Nông Lâm Hà Nội (7/1960).
 Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam.

90 nam thanh uy hn 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội (đợt 2)
bàn tình hình, nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 01/02/1961. Ảnh: Tư liệu.

90 nam thanh uy hn 9
Bác Hồ với học sinh trường Trưng Vương Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

90 nam thanh uy hn 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc ngâm thơ mừng Xuân của các phụ lão và văn nghệ sĩ tổ chức
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 05/02/1962.
 Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 11
Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây với bà con nông dân Hợp tác xã Phú Diễn, xã Trần Phú, huyện Từ Liêm, Hà Nội, ngày 31/01/1965
(28 Tết Nguyên Đán Ất Tỵ). Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 12
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
 ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

90 nam thanh uy hn 13
Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây ở xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội, mở đầu Tết trồng cây lần thứ 10, nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Dậu,
ngày 16/02/1969 (mồng 1 Tết). Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

90 nam thanh uy hn 14
Ngày 02/9/1969, Bác Hồ ra đi mãi mãi. Tang lễ của Bác được tổ chức vào ngày 09/9/1969
 tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Tư liệu.

90 nam thanh uy hn 15
Hiện nay, thi hài Bác được giữ gìn tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Bác gắn với Thủ đô Hà Nội đã trở thành nơi thiêng liêng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

90 năm đã đi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, Hà Nội đã có sự vươn mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều phương diện, xứng đáng với vị thế là trái tim của Tổ quốc, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đáp ứng niềm tin yêu và kỳ vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Hà Nội phải luôn luôn gương mẫu, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta, nên “Thủ đô ta” phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Ba chữ “Thủ đô ta” chứa đựng biết bao tình cảm sâu nặng, gần gũi và sát sao của Người đối với Hà Nội, dành riêng cho Hà Nội, chỉ riêng Hà Nội mới có được vinh dự ấy./.

Thanh Huyền (Tổng hợp)

Bài viết khác:

Bài viết liên quan: