Câu chuyện này, kể về một người là thế hệ bậc cha chú mà hình bóng của ông đã ghi đậm vào ký ức của tôi suốt hơn hai mươi năm qua. Chắc chắn những người làm việc cùng với ông không thể quên hình ảnh một người lãnh đạo có phong thái điềm đạm, mẫu mực, hiền hậu, nhẹ nhàng, từ tốn, nhưng cũng rất nghiêm khắc và quyết đoán. Người mà tôi muốn nhắc đến, đó chính là cố Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Thiếu tướng, TS. Nguyễn Quang Tấn.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác, nhưng thời gian gắn bó với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là dài nhất (1983-2007). Ông cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1992-2005) và Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (1992-2003) trong giai đoạn có nhiều khó khăn, thử thách lớn nhất đối với nhiệm vụ chính trị của Bộ Tư lệnh và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhớ lại những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi Liên Xô tan rã, các hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô trong nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh không còn hiệu lực, chuyên gia bạn rút về nước, trong khi đó, đội ngũ cán bộ y tế của ta còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Với khó khăn như vậy nhưng ông vẫn bình tâm, lạc quan, tiếp nối công việc của người tiền nhiệm đứng mũi chịu sào đảm trách, từng bước đưa đơn vị vượt qua khó khăn một cách căn bản. Chính trong thời điểm đó, ông đã đề xuất với Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh làm tham mưu cho Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban Quản lý Lăng chuyển đổi cơ chế, trực tiếp quan hệ, hợp tác với Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga (Viện Giữ gìn thi hài Lê-nin thời Xô viết). Được sự đồng ý của Chính phủ, Đoàn cán bộ của Ban Quản lý Lăng do ông làm Trưởng đoàn đã đi Liên bang Nga đàm phán và ký kết văn bản hợp tác trực tiếp với Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga vào cuối năm 1992. Điều này đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa ta và bạn đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những năm trước khi Liên Xô chưa tan rã, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những công trình được nhận viện trợ không hoàn lại của Liên Xô cho Việt Nam. Khi Liên bang Nga ra đời, hai nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga chưa ký kết được các thỏa thuận hợp tác, trong đó có nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì việc hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng với Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga để bảo đảm không bị gián đoạn nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, một công việc có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn lao. Cũng chính từ cơ chế này, kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của chúng ta trong việc tự học tập nâng cao trình độ, cùng sự hợp tác nghiên cứu với bạn đã từng bước vươn lên làm chủ nhiệm vụ chính trị mà tháng 6 năm 2003, cũng tại Mátxcơva, ta và bạn đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam vào đầu năm 2004. Đây là dấu mốc lịch sử, mở ra một chương mới trong quá trình vươn lên làm chủ nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh của đội ngũ các nhà khoa học y tế, kỹ thuật của Việt Nam.

Trong 12 năm, từ lúc chuyển đổi cơ chế sang hợp tác trực tiếp giữa các nhà khoa học y tế Liên bang Nga với các nhà khoa học y tế Việt Nam, trên cương vị là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng và Bộ Tư lệnh Bảo vệ, Lăng ông đã nhiều lần tư duy suy nghĩ đưa ra các quyết sách đàm phán và phải xử trí các mối quan hệ giữa ta và bạn một cách khôn khéo và linh hoạt, có những lúc tưởng chừng bế tắc, bởi vì có những vấn đề thuộc về bí mật nhà nước mà phía bạn không muốn chuyển giao cho ta. Song với tình cảm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, gìn giữ mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam - Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay, Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn đã nhiều đêm mất ngủ để suy nghĩ, tìm tòi các phương án tối ưu, giải quyết hài hòa những tình huống phát sinh, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất giữa ta và bạn để tuyệt đối không được ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tôi xin dẫn lời của đồng chí Phan Văn Khải, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ khi đó, đã nhận xét về Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn: “Nếu không có anh Tấn hiểu kỹ cả ta và bạn thì không thể có kết quả tốt đẹp như vừa qua”. Lời đánh giá, nhận xét của người đứng đầu Chính phủ đối với công lao đóng góp của ông trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự ghi nhận những cố gắng không mệt mỏi trong nhiều năm giữ trọng trách của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng và Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trên đây chỉ là một việc cụ thể về những đóng góp của Trưởng ban, Tư lệnh Nguyễn Quang Tấn trong việc góp phần giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trong khuôn khổ của một bài viết khó có thể thể hiện hết được. Trên bình diện chung, sự đóng góp ấy là to lớn; càng to lớn và có ý nghĩa hơn trong giai đoạn đặc biệt của lịch sử, để rồi từ đây, từ điểm thắt quan trọng này mở ra phương châm và hướng đi mới cho đơn vị, đó là chúng ta phải “Trung thành vô hạn, tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, từng bước vươn lên làm chủ vững chắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Bai du thi a duc
Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn (bên phải) cùng Viện trưởng Viện Cấu trúc sinh học Liên bang Nga ký biên bản phối hợp pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam (ngày 3-6-2003). Ảnh tư liệu.

Đối với ông, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng nhiệm vụ đón tiếp, tuyên truyền để mọi người đến viếng Bác, thăm công trình Lăng và tổ chức các sinh hoạt chính trị, văn hóa ngày càng nhiều hơn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Với suy nghĩ đó, một mặt, ông chỉ đạo các đơn vị của Ban Quản lý Lăng phải phối hợp chặt chẽ để đón tiếp nhân dân, khách quốc tế tận tình, chu đáo, làm cho nơi đây thực sự trở thành trung tâm chính trị, văn hóa đặc biệt, nơi hội tụ trái tim và tình cảm thiêng liêng của đồng bào cả nước và bầu bạn quốc tế; mặt khác, từ năm 2003, ông đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai đến các địa phương tổ chức cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng... được về Lăng viếng Bác, tham quan Thủ đô Hà Nội, được miễn giảm tiền tàu, xe và nhà nghỉ tại Hà Nội, trong đó, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được miễn giảm 99% giá vé tàu (đường sắt giữ lại 1% để làm bảo hiểm cho các mẹ).

Cũng chính vì Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của đồng bào và bầu bạn Quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam. Mọi người đều mong muốn các nghi thức, nghi lễ và mọi hoạt động diễn ra nơi đây thật trang trọng. Theo Trung tướng Đặng Nam Điền, Nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Lăng cho biết về ý tưởng thực hiện nghi lễ chào cờ từ gần 20 năm về trước: “Đầu năm 2000, Hãng truyền hình của nước ngoài đến Ban Quản lý Lăng đề nghị được ghi hình Lễ kéo cờ trước Lăng Bác, để tuyên truyền về những ngày lễ lớn năm 2000 của Việt Nam. Nhưng sau đó, Bạn chưa thực hiện được, vì ta chưa tổ chức nghi lễ treo, hạ cờ hàng ngày. Biết được chuyện này, Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn, Tư lệnh, kiêm Trưởng ban Ban Quản lý Lăng khi đó đã quyết định: Ta phải thực hiện nghi lễ chào, hạ cờ hàng ngày trước Lăng Bác”.

“Lễ chào cờ, hạ cờ hàng ngày trước Lăng Bác, là nghi thức quốc gia, được thực hiện nơi trang trọng và thiêng liêng, nên phải nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ. Cách tổ chức tốt nhất là cử đoàn cán bộ sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nghi lễ chào cờ ở nước bạn”. Đó là suy nghĩ mà Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn nhớ lại.

 Đến tháng 8/2000, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã quyết định giao nhiệm vụ luyện tập nghi lễ chào cờ hàng ngày trước Lăng Bác cho Đoàn 275, đơn vị chuyên làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, nghi lễ. Tất nhiên, để có được những cách nghĩ và cách làm ấy, ông đã phải nghiên cứu, tìm tòi và phân tích tình hình thực tiễn, từ đó hình thành nên các giải pháp tổ chức thực hiện giao cho các cơ quan chức năng, các đơn vị trong Bộ Tư lệnh xây dựng phương án tổ chức luyện tập và báo cáo lên cấp trên. Từ ngày 19/5/2001, được phép của Thủ tướng Chính phủ, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trọng thể, trang nghiêm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ hôm đó cho đến nay, không kể thời tiết nắng nóng hay mưa rét, cứ sáng sáng vào 6 giờ mùa nóng, 6 giờ 30 phút mùa lạnh, Lễ “Thượng cờ” trước Lăng Bác được tiến hành trọng thể, và tối tối, vào 21 giờ, Lễ “Hạ cờ” được thực hiện để giữ mãi hình ảnh lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước Lăng Bác, giữ mãi hình ảnh tuyệt đẹp Việt Nam - Hồ Chí Minh trong lòng đồng bào và khách quốc tế mỗi khi về viếng Bác và tham quan khu vực Lăng. Biểu tượng của Tổ quốc với hình ảnh của Lãnh tụ được hoà quyện vào nhau càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy tốt tác dụng giáo dục truyền thống.

Tôi còn nhớ, trong một chuyến đi công tác nước ngoài, đến thăm một công trình kiến trúc văn hóa, độc đáo có nét tương đồng với truyền thống văn hóa Việt Nam, ông liền nảy ra ý tưởng học tập kiến trúc hành lang du ngoạn trong kiến trúc  của Bạn. Từ ý tưởng đó, ông đã giao cho Phòng Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng phối hợp với Nhà máy Z157 thuộc Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, lên phương án thiết kế và làm mái che cố định khu tập kết nhân dân, nhằm mục tiêu tôn tạo cảnh quan khu vực, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ đón tiếp nhân dân trong nước, khách quốc tế về viếng Bác và thăm quan khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 2003, công trình này chính thức được khởi công xây dựng, có chiều dài 155m, thiết kế hai mái dốc, kết cấu móng bê tông cốt thép (BTCT), cột BTCT, kèm, cầu phong, li tô gỗ lim, mái lợp ngói Giếng Đáy và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ông cũng luôn trăn trở là làm sao cho nhân dân đến thăm viếng Bác thuận tiện nhất, không để ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các cụ già, các cháu nhỏ, thương binh, bệnh binh. Từ suy nghĩ đó, ông đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu đề xuất phương án làm mái che đường viếng di động phục vụ nhân dân vào viếng Bác trong những ngày mưa, ngày nắng. Cũng từ ý tưởng này của ông, ngày nay, mái che mưa, che nắng đã được thay đổi chất liệu và công nghệ hiện đại hơn, nhưng những khung cột thép và những tấm vải bạt màu xanh nước biển trước đây đã để lại những kỷ niệm khó quên cho mỗi người dân khi về lăng viếng Bác...Qua những việc làm đó của ông chúng ta càng thấy được phần nào đức tính trong con người ông, đó là được sống và công tác phục vụ bên Lăng Bác Hồ nên ông đã thấm nhuần tư tưởng của Người:“Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

Thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ 2001 và Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, năm 2003, Ban Quản lý Lăng đã thành lập Ban soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban, do Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Nguyễn Quang Tấn làm Trưởng ban soạn thảo. Lúc đó, ông và các chuyên gia trong Tổ soạn thảo đã bám sát tình hình thực tế, có kế thừa phát triển các nghị định trước đây để xác định rõ hơn, đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Trong một thời gian miệt mài làm việc, tập trung, toàn tâm toàn ý nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969 để hoàn tất dự thảo Nghị định trình Chính phủ. Nhờ đó, ngày 31/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là văn bản pháp lý mới được phát triển, bổ sung, hoàn thiện và khẳng định vị trí pháp lý đầy đủ của Ban Quản lý Lăng là “Cơ quan thuộc Chính phủ”; đồng thời, có chức năng là “chỉ đạo, điều hành” các tổ chức chuyên trách phối thuộc và trực thuộc (trước đây là phối hợp hiệp đồng các lực lượng), do đó tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc và đội ngũ công chức nhà nước tại Văn phòng Ban Quản lý Lăng cũng được thừa nhận (trong khi các cơ quan thuộc Chính phủ khác hiện nay không được giao biên chế công chức hành chính). Cũng từ Nghị định này, bộ máy lãnh đạo Ban được kiện toàn đầy đủ; đặc biệt, hình thành thêm Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường là một trong những đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Lăng hiện nay, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Sau này, Nghị định 128 (2003) đã được thay thế, bổ sung bằng Nghị định 37 (năm 2008), Nghị định 18 (năm 2018), nhưng về cơ bản là kế thừa Nghị định 128.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhất là đội ngũ cán bộ y tế và kỹ thuật; trên cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy Đoàn 969, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Nguyễn Quang Tấn đã cùng với tập thể Ban Thường vụ và Đảng ủy thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, tìm mọi nguồn để đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tay nghề. Chính vì vậy, khi làm việc với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), ông đã chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty tài trợ kinh phí cho đội ngũ bác sĩ, kỹ sư của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng sang Liên bang Nga đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Kể từ năm 2000 đến 2015, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tài trợ kinh phí cho Ban Quản lý Lăng gửi cán bộ đi đào tạo sau đại học tại Liên bang Nga với hàng chục thạc sĩ và tiến sĩ. Đây thực sự là nguồn nhân lực quý báu giúp đơn vị luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong mọi tình huống.

Hơn mười năm làm Trưởng ban, Tư lệnh dù bận nhiều công việc, nhưng dường như lúc nào ông cũng trăn trở về cuộc sống của anh em trong cơ quan, nhất là trong điều kiện cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ Tư lệnh, Ban Quản lý Lăng còn nhiều khó khăn, có nhiều đồng chí khi đó phải đi thuê nhà để ở. Chính ông, bằng quyết tâm rất cao đã trực tiếp làm việc với các cơ quan hữu quan, chỉ đạo, đốc thúc xây nhà ở công vụ cho cán bộ. Tòa Nhà Công vụ 7 tầng Ngõ Kim Mã Thượng. Tuy không khang trang nhưng vào thời điểm bấy giờ đã kịp thời giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, giúp họ yên tâm, gắn bó, hoàn thành công việc được giao.

Chuyện kể về cố Trưởng ban, Tư lệnh Nguyễn Quang Tấn thì nhiều người trong Ban Quản lý Lăng và Bộ Tư lệnh đều biết và thầm mang ơn ông, nhớ mãi; thế nhưng có nhiều việc lớn lao, đặc biệt… chắc chưa nhiều người biết.

Nhớ lại những kỷ niệm đối với công việc của ông, mỗi cán bộ cấp dưới chúng tôi không sao kìm nén được xúc động. Cả cuộc đời tâm huyết với nhiệm vụ, khi lên đường nhập ngũ học chưa hết cấp 2, nhưng với lòng say mê học tập, kết hợp với sự quan tâm của quân đội, ông đã tốt nghiệp Học viện đào tạo sĩ quan Công binh Quybisev (Liên Xô trước đây), bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Bun-ga-ri. Trên mọi cương vị công tác, dù ở đâu hay làm gì, ông đều giữ được tình cảm, mối quan hệ chan hòa, cởi mở, được mọi người quý mến, kính trọng. Những năm sau này không còn trên cương vị lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng mỗi khi đơn vị cần, ông đều sẵn sàng có mặt và sự nhiệt tình, trách nhiệm đối với công việc vẫn hăng hái như xưa. Vì vậy, ông vẫn luôn nhận được rất nhiều tình cảm nồng ấm của đơn vị, của nhiều đồng chí, đồng đội đã cùng ông cống hiến và vượt qua những giai đoạn hết sức khó khăn, mang tính bước ngoặt.

Hôm nay, khi ngồi ghi lại những dòng kỷ niệm này, nhân dịp chúng ta đang hướng tới Tổng kết 50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi, những cán bộ, công chức công tác tại Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xin được bày tỏ sự ngưỡng mộ, tri ân những công lao đóng góp của ông đối với đơn vị và nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tâm khảm của chúng tôi, hình ảnh người Trưởng ban, Tư lệnh luôn tâm huyết với nhiệm vụ còn lưu giữ mãi mãi! 

Nguyễn Minh Đức
Phó Trưởng ban, Bí thư Đảng ủy
Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình
Giải Nhì cuộc thi viết Kỷ niệm sâu sắc 50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/