Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo GS. Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Lý luận Trung ương, học tập và làm theo Bác theo chuyên đề năm 2015 cũng có nghĩa là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, thực hiện cho được quyết tâm chính trị của Đảng là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để lấy lại niềm tin của người dân đối với Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, quan tâm gắn xây dựng với chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã ghi nhận ý tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thiết lập một nền công vụ mạnh mẽ, sáng suốt của dân, hoạt động vì nhân dân và chịu sự kiểm soát, bãi miễn của nhân dân; một nền công vụ hiện đại, dân chủ, có hiệu lực từ Trung ương đến cơ sở.
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của người cách mạng trong quan hệ với nhân dân bao gồm những điểm sau: Trung thực, kính trọng, lễ phép. Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân theo Hồ Chí Minh dạy không chỉ là thái độ trong giao tiếp, mà còn là nội dung tư tưởng sâu sắc, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng chính trị pháp lý Hồ Chí Minh là một phương hướng rất quan trọng hiện nay. Tư tưởng chính trị pháp lý của Hồ Chí Minh gồm: Công dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Obituary là mục dành cho những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của một người nổi tiếng vừa mất. Nhiều cơ quan báo chí đã đặt sẵn bài viết về các nhân vật nổi tiếng khi họ còn sống, và khi họ vừa nằm xuống thì có ngay bài xuất hiện ở mục Obituary, như bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây - được đăng trên tờ New York Times sau khi Bác Hồ của chúng ta vừa qua đời.
Trong những năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là tin học đang phát triển mạnh mẽ cùng với những khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, các thế lực thù địch ngày càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. Những phần tử cơ hội chính trị ở trong nước hùa theo những luận điểm sai trái của địch, ra sức công kích Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bác Hồ là người “hồn của muôn hồn”. Một trong những biểu hiện tốt đẹp ấy là cách nói, cách viết của Người rất đỗi gần gũi, quen thuộc với quần chúng, nhiều nơi, nhiều chỗ đậm đà màu sắc dân gian.
Trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ “DÂN” là nội dung lớn nhất, cốt lõi nhất và luôn được Người đặt lên hàng đầu trong mọi hành động, mục tiêu cách mạng. Dân ở đây là nhân dân, là quần chúng thuộc các thành phần, các giới, các lứa tuổi, đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là một tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tác phong, phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng.
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ''Cán bộ là gốc của công việc'', do đó, Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp.