Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Với bản Di chúc lịch sử, dẫu Người viết đó chỉ là “mấy lời... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột...”(1), nhưng Người gửi gắm trong đó là tất thảy ham muốn và tâm nguyện trọn cuộc đời của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”(1), và “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”(2).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khỏe của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, “dân cường thì quốc thịnh”.
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Qua những bức thư Bác gửi giáo viên, học sinh, chúng ta thấy tư tưởng của Bác về giáo dục vẫn mang tính thời sự, là kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, nhất là đạo đức và uy tín của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đồng thuận xã hội là sự nhất trí cao trong tư tưởng, hành động tạo nên sức mạnh thực hiện mục đích, lí tưởng chung. Sự đồng thuận xã hội chính là nền tảng của đại đoàn kết toàn dân tộc, là yếu tố căn bản ổn định xã hội và phát triển đất nước.
Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội..., đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao và một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng chính là vấn đề hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội.
Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ... Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc...
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, sử dụng cán bộ, giao cho họ những trọng trách và giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó. Để có được những cán bộ ưu tú một lòng vì Đảng, vì dân, theo Hồ Chí Minh trong sử dụng cán bộ phải hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu giúp đỡ cán bộ và còn phải phê bình, khen thưởng cán bộ.
Đất nước ta, với bề dày bốn ngàn năm là lịch sử dựng nước và giữ nước. Những người con ưu tú của đất mẹ anh hùng đã luôn một lòng quyết bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ bờ cõi non sông đất nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trở thành những bài ca bất tử của những người con ưu tú, bất khuất, kiên cường đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ.