Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Vào khoảng đầu tháng 6 năm 1945, tiết hè thật là oi ả. Đơn vị chúng tôi sau mấy ngày hành quân vất vả được lệnh trú quân xây dựng lán trại trong một khu rừng khá đẹp ở gần thôn Tân Lập, Tân Trào (Tuyên Quang). Cán bộ và chiến sỹ trong đơn vị ai nấy đều cố sức chặt nứa, dựng nhà...chẳng bao lâu lán trại nhìn cũng khang trang, đẹp mắt.
Dân vận vừa là mục tiêu của cách mạng, vừa là phương pháp vận động cách mạng của Đảng. Thực chất của công tác dân vận là xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Dân là nguồn gốc của sức mạnh, là lực lượng vô địch của Đảng để vượt qua mọi khó khăn, để chiến thắng mọi kẻ thù và hoàn thành sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn cách mạng do Đảng ta lãnh đạo trong suốt 82 năm qua.
Cách mạng Tháng Tám là cuộc tổng khởi nghĩa với lực lượng chính trị của toàn dân là chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân.
“Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói. Do ý kiến và đề nghị lẻ tẻ của dân chúng, ta phải khéo gom góp lại, sắp đặt lại cho có ngăn nắp, thứ tự rồi cùng dân chúng ra sức thi hành. Như vậy, vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng nâng cao kinh nghiệm của mình.
Nói về người cách mạng và Đảng cách mạng, nhà đại văn hào Trung Quốc là ông Lỗ Tấn có câu thơ: “Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu”.
“Lãnh đạo nhân dân vì sức mạnh của họ không thể thiếu được đối với sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Dân chúng vốn ít học, ngây thơ, dễ bị lừa và bị mua chuộc. Vậy người cách mạng mẫu mực phải giáo dục họ, sửa chữa cho họ và chiếm được sự tin cậy của dân chúng để có thể sử dụng sức mạnh của họ đúng lúc.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, khi xuống tầu Đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin làm phụ bếp để ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề "miễn là lương thiện" để sống và hoạt động. Hành trang của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ là lòng yêu nước và yêu thương con người sâu sắc.
Nhà nước ta đề cập đến việc từ chức từ rất sớm. Giành được chính quyền mới được 36 ngày, Chủ tịch nước đã khuyến khích cán bộ phạm lỗi lầm rất nặng nề từ chức. Ngày 17/10/1945, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh có “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, đăng Báo Cứu Quốc ngày 17/10/1945.
Cách đây 62 năm, ngày 30/7/1950, trên Báo Sự Thật, số 137, với bút danh X.Y.Z, Bác Hồ đã viết bài “Xin chỉ thị, gửi báo cáo”. Trong bài viết, Bác Hồ phê bình một số địa phương mắc phải bệnh “Trước khi làm, không xin chỉ thị. Khi làm rồi, không gửi báo cáo”. Người cho rằng: Thế là vô kỷ luật, vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa; trái nguyên tắc “tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí”. Vì bệnh ấy, mà có nơi đã vấp phải thất bại chua cay!
“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”.
Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “Đức trị” với “Pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “Đức trị” với “Pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.