Tin tức
Cách đây 50 năm, từ đêm 30-01 đến ngày 25-02-1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của quân và dân miền Nam đã diễn ra vô cùng mãnh liệt, đồng loạt đánh vào 4 trong 6 thành phố, 37 trong 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ trên khắp miền Nam. Quân giải phóng đã đánh trúng hầu hết các cơ quan đầu não từ Trung ương đến địa phương của địch; tiến công 4 Bộ Tư lệnh quân đoàn, 8 Bộ tư lệnh sư đoàn, 2 Bộ Tư lệnh biệt khu, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần...
Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ nhớ đó là tháng 12-1988, tại Phiên họp toàn thể của kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa VIII, lúc giải lao, đang đứng nói chuyện trao đổi với một vài đại biểu ở hành lang bên trái phòng họp thì đồng chí Vũ Kỳ đến bắt tay tôi và nói: "Tôi rất tán thành những ý kiến thẳng thắn của anh, có lý và thực tế. Tôi đã đọc mấy bài anh viết về thơ của Bác Hồ như Báo tiệp (Tin thắng trận), Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), Học dịch kỳ (Học đánh cờ).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực trong công việc của mỗi cán bộ, đảng viên. Người cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng, của Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong học thuyết quân sự Việt Nam.
Ngày 08/01/2018, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 28/QĐ-BNV về Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Theo Người, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, không có đạo đức cách mạng không lãnh đạo được nhân dân. Người chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"(1). Quan điểm của Bác là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Có thể nói, biểu hiện không thành khẩn nhận khuyết điểm và không tự giác nhận kỷ luật đã tồn tại từ lâu trong quá trình xây dựng, phát triển và lãnh đạo của Đảng ta. Tuy nhiên, những năm gần đây biểu hiện này ngày càng rõ nét và hậu quả mà nó gây ra không chỉ với mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.
Ngày 19 tháng 01 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Thực hiện kế hoạch chiến lược Đông - Xuân 1967-1968, đến những tháng cuối năm 1967, công tác chuẩn bị của đặc công, biệt động tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 càng được đẩy mạnh. Lực lượng ở miền Bắc và vũ khí, phương tiện đặc chủng liên tục được tăng cường cho chiến trường miền Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí và khơi nguồn, phát huy sức mạnh trí tuệ của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hơn 75 năm qua, ký ức về những năm tháng được kề cận, phục vụ Bác vẫn vẹn nguyên, sống động trong ông như ngày nào. Đối với ông, được phục vụ cho Bác đã là một niềm hạnh phúc, nhưng càng vinh dự hơn khi được Bác đặt tên - cái tên đã theo ông suốt phần đời còn lại.
Phan Bội Châu, tự Giải San (1867-1940) và Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cùng huyện Nam Đàn, có thể nói là đồng tuế, đồng môn. Hai người thường lui tới nhà nhau uống rượu, ngâm thơ, đàm đạo thời cuộc, tỏ bày chí hướng. Vào một đêm sáng trăng, Giải San sang tận nhà Nguyễn Sinh Sắc, bên làng Kim Liên uống rượu ngâm thơ.