Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dân vận vừa là mục tiêu của cách mạng, vừa là phương pháp vận động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của công tác dân vận là xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, coi đây là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành bại của cách mạng. Người khẳng định “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”
Đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng nói riêng là người trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, theo Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, thạo kỹ năng, thạo tuyên truyền, thạo nói, thạo viết...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tư tưởng phong phú và sâu sắc, trong đó có tư tưởng về chính sách lao động. Tư tưởng đó khá bao quát và toàn diện, thể hiện ở những nội dung cơ bản như: Chăm lo, tạo việc làm cho người lao động; đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người lao động; tiền lương cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; bảo đảm an toàn cho người lao động; giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động.
Báo chí cách mạng Hồ Chí Minh luôn hàm chứa tư tưởng và mục tiêu nhất quán: Lấy dân làm gốc, kết hợp sâu sắc giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thời đại, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ những lời căn dặn, từ những tác phẩm báo chí của Người, đội ngũ những người làm báo học hỏi và được tiếp thêm kinh nghiệm, được truyền thêm sức mạnh tinh thần và tâm huyết nghề nghiệp trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”.
Trong kho tàng di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về khoa học và kỹ thuật là khá đậm nét và có giá trị lâu dài, nhất là trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang liên tục đưa tin các vụ việc hết sức đáng buồn và đau xót, đó là các vụ trọng án về tham nhũng, làm trái các quy định của Nhà nước... đang được đưa ra xét xử; rồi hàng loạt các quan chức bị khởi tố, bắt tạm giam...
Nói một cách cô đọng nhất về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị sự nghiệp của Người là giá trị nhân văn. Đó là giá trị tổng hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Người, từ đó lan rộng ra toàn xã hội về sự phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của toàn thể nhân loại. “Lời Kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân Việt Nam cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc đó.
Phong cách là những biểu hiện tổng hợp và trực tiếp của nhân cách chủ thể ở mỗi cá nhân. Trong đó, đức và tài là những phương diện chủ yếu trong cấu trúc nhân cách của từng người. Phong cách sống thanh cao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hội tụ đầy đủ những yếu tố đó.
Nhằm tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87-CT/QUTƯ ngày 08/7/2016 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, Ban Biên tập Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu tài liệu, tổ chức học tập và làm theo “Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa” do Cục Tuyên huấn biên soạn.