Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta và nhân loại kho tàng di sản lý luận quý báu; trong đó, có tư tưởng quân sự của Người. Tư tưởng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân là một bộ phận trọng yếu, gắn bó hữu cơ, hợp thành tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là định hướng xuyên suốt cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Chí Minh đến với trí thức từ sớm, từ việc tiếp xúc với Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, đến với những thanh niên tiểu tư sản trong Tâm Tâm xã, và chính Người đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mà thành phần chủ yếu là trí thức và sinh viên.
Phong cách Bác Hồ là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Phong cách của Bác thể hiện qua cách nghĩ, cách làm, cách diễn đạt, ứng xử, sinh hoạt,… xuất phát từ cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú. Bác không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phải phục tùng, mà bằng sự nêu gương, bằng phong cách làm việc quần chúng, tập thể, dân chủ và khoa học.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ cách mạng, bởi mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ và công tác cán bộ. Người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, luôn phấn đấu nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn cán bộ; mang tính toàn diện, khoa học theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”(1).
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh và chứa đựng cả những giá trị của truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc.
Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ của Người. Mà phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử. Khi nghiên cứu các đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát ở một số nội dung cơ bản sau:
Ngay từ thời dựng Đảng, năm 1927, mở đầu cuốn “Đường Kách mệnh”, một cuốn sách “vỡ lòng cách mạng”, Bác Hồ đã đặt lên hàng đầu vấn đề “Tư cách một người cách mạng”. Trong đó, Bác nhấn mạnh phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất.
Đảng là đội tiên phong, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, do đó Đảng phải là một tổ chức trong sạch, vững mạnh. Theo Bác sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên. Uy tín chung của Đảng và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ sự gương mẫu, tự giác tuân thủ kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức, đoàn thể nhân dân mà đảng viên tham gia.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò của nông dân trong chiến đấu, trong sản xuất; là lực lượng to lớn của khối liên minh và đại đoàn kết dân tộc.