Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Yếu thì dại, dại thì hèn”. Nói như Lê-nin: Mù sẽ đứng ngoài chính trị. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.
Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Bởi vì với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng. Sự thành công của cả nước, không có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục.
Giáo dục sẽ tạo ra những nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên như kĩ sư, chuyên gia, bác học… Giáo dục sẽ góp phần quyết định làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy sinh ra kẻ dữ hiền;
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn quản lý. Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, mà nếu không có nó sẽ không giữ được độc lập, không thể tham gia vào công việc kiến thiết xây dựng nước nhà dân giàu, nước mạnh. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến mỗi nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”.
Với tầm nhìn thời đại, Hồ Chí Minh - người sáng lập nền giáo dục mới, nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã đưa ra những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”, làm “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Học để làm việc, làm người , làm cán bộ. Học để phục vụ đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Đồng thời, “Học để sữa chữa tư tưởng” “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”… Theo quan điểm của Người, những mục tiêu đó của giáo dục có quan hệ biện chứng với nhau. Có phẩm chất chính trị và chuyên môn, mà thiếu phẩm chất đạo đức với ý nghĩa là gốc, là nguồn thì cũng vô dụng. Người dạy “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thi còn làm nổi việc gì ?”. (Hồ Chí Minh toàn tập - T5 - Tr 253).
Muốn đạt được mục tiêu đó thì nội dung giáo dục phải toàn diện, bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề ngiệp, các nghành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo quan điểm của Người, các nội dung giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có trình độ học vấn thì không học tập được kĩ thuật, không học được kĩ thuật thì không theo kịp thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, và như vậy ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước. Nhưng điều đặc biệt là phải học tập chính trị. Bởi nếu chỉ học tập văn hóa, kĩ thụât, chuyên môn mà không chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Giáo dục chính trị là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn. Chính trị nói ở đây là Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối quan điểm của Đảng. Học chính trị không phải là thuộc sách Mác - Lênin làu làu, không phải học một cách giáo điều, mà là “Học cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”.
Giáo dục chỉ phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình khi thực hiện đúng đắn phương châm, phương pháp giáo dục. Đây là nội dung được Bác Hồ đặc biệt quan tâm, vì nó sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so với nền giáo dục phong kiến xa rời thực tế, và nền giáo dục thực dân đồi bại, xảo trá.
Theo Hồ Chí Minh, phải luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hầnh, lí luận đi đôi với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất.
Theo Người, cần có một thái độ hiếu học, cầu tiến, ý thức chủ động, học tập không mệt mỏi, học suốt đời, học mọi lúc mọi nơi, học mọi người. Bác Hồ rất quan tâm tới việc học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là nhân dân. Bởi vì “không học nhân dân thì không lãnh đạo được nhân dân” và có “Biết làm học trò dân thì mới làm được thầy của dân”.
Một phương pháp quan trọng là phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết với nhau, tự phê bình và phê bình trong học tập. Người nói “Càng học càng thấy dốt”, có nghĩa là không ai có thể tự cho mình là biết hết mọi điều. Kho tàng tri thức Việt Nam và nhân loại là vô tận. Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tiến như vũ bão. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đang có những bước tiến vượt bậc. Bởi thế, nếu tự mình - dù tài giỏi đến mấy - cũng không thể am hiểu mọi lĩnh vực. Khẩu hiệu điều kiện không chỉ có giá trị bền vững trong chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục.
Một vấn đề lớn thuộc phương châm giáo dục là giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế. Đây thực sự là một khoa học phù hợp với lứa tuổi cả nội dung và phương pháp. Và điều kiện này liên quan đến nhiệm vụ của mỗi cấp giáo dục “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành… Trong học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn thiết thực…Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công…”. (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995. T8. Tr81.
Để có một nền giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện bản chất tốt đẹp của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thì phải thật sự dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; phải gắn liền với thi đua và phương pháp nêu gương. Dân chủ thể hiện ở thảo luận, bàn bạc, phát biểu ý kiến, ở quan hệ đoàn kết chặt chẽ giữa những người làm công tác giáo dục, giữa thầy giáo với học sinh.
Vấn đề then chốt quy định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo. Bởi vì “ Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải xây dựng những người thầy giáo tốt - yêu nghề, yêu trường, luôn tất cả vì học sinh thân yêu, không ngừng trao dồi đạo đức cách mạng. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Những nội dung nêu trên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc mà còn hoàn toàn phù hợp với những nguyên lý giáo dục trong thế kỉ XX. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế tri thức, nhân loại đã có sự lựa chọn “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người, tự khẳng định mình”. Loài người đang quan tâm tới vấn đề giáo dục thường xuyên, suốt đời. Giáo dục được xác định cho tất cả và tất cả giáo dục, tức là mọi người được học tập, một xã hội học tập./.
Ngô Thị Vân - Gv Khoa Xây dựng Đảng
http://truongchinhtrina.gov.vn/
Khúc Thị Lan Hương (st)
Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đây cũng là nguyên tắc được hiến định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Bởi vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tổ chức triển khai Hiến pháp năm 2013 vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định trí thức là một bộ phận quan trọng của dân tộc Việt Nam, “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu”(1). Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi trí thức cùng các tầng lớp nhân dân khác hãy ủng hộ Đảng, gia nhập Đảng để đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Tại Lễ truy điệu Người, trong Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc, đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch”; và những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành bình dị, tự nhiên, trong vắt như suối tận nguồn của một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng; không phải là “nghệ thuật xã giao” được gò theo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế” giả dối để mua chuộc lòng người, mà đó là sự "kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc”; hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Cùng với toàn Đảng, toàn dân ta, đội ngũ những người làm báo trong làng báo chí cách mạng Việt Nam đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII).
Tư tưởng về chế độ dân chủ nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung căn bản của tư tưởng đó không những là dân chủ về chính trị, về xã hội, mà cả về kinh tế - lĩnh vực có tính nền tảng của sự phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sâc về những vấn đề cơ bản của cach mạng Việt Nam mà nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người.
Một trong những tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh là tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Theo Người, sự nghiệp đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng chế độ xã hội mới, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh…, xét đến cùng, là vì hạnh phúc, vì sự phát triển toàn diện của con người.
Trong tư tưởng đạo đức của mình, Hồ Chí Minh đã phát triển các giá trị đạo đức dân tộc, tiếp biến tinh hoa đạo đức của nhân loại, xác lập nhiều chuẩn mực đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam.