Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vấn đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài. Tại Lễ truy điệu Người, trong Điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc, đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch”; và những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành bình dị, tự nhiên, trong vắt như suối tận nguồn của một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng; không phải là “nghệ thuật xã giao” được gò theo những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những “xảo thuật xử thế” giả dối để mua chuộc lòng người, mà đó là sự "kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc”; hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Cùng với toàn Đảng, toàn dân ta, đội ngũ những người làm báo trong làng báo chí cách mạng Việt Nam đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII).
Tư tưởng về chế độ dân chủ nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung căn bản của tư tưởng đó không những là dân chủ về chính trị, về xã hội, mà cả về kinh tế - lĩnh vực có tính nền tảng của sự phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sâc về những vấn đề cơ bản của cach mạng Việt Nam mà nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người.
Một trong những tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh là tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Theo Người, sự nghiệp đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng chế độ xã hội mới, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh…, xét đến cùng, là vì hạnh phúc, vì sự phát triển toàn diện của con người.
Trong tư tưởng đạo đức của mình, Hồ Chí Minh đã phát triển các giá trị đạo đức dân tộc, tiếp biến tinh hoa đạo đức của nhân loại, xác lập nhiều chuẩn mực đạo đức mới trong văn hoá Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ bản chất của cách mạng vô sản, là cơ sở của những hành động cách mạng. Nó thể hiện sâu sắc ở phẩm chất, nhân cách của người cán bộ cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng ta. Với cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước nên người luôn quan tâm nâng cao vị thế và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"(1).
Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống “giặc dốt” - kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm” lúc bấy giờ.