Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực như những thang giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính “bổn phận” được hiểu là “văn hóa bổn phận”, diễn ra một cách tự giác của mỗi cá nhân, đồng thời cũng chịu sự chế định của dư luận xã hội.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về đạo đức, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mối quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
Sở dĩ hình ảnh Hồ Chí Minh sống mãi với non sông đất nước Việt Nam, thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân tiến bộ trên thế giới, là vì những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp đã hội tụ và biểu hiện trong suốt cuộc đời hiến dâng cho cách mạng của Người.
Một trong những di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta là tư tưởng của Người về lý luận và công tác lý luận. Theo Người, lý luận có vai trò vô cùng quan trọng đối với Đảng, đối với sự nghiệp cách mạng, là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đồng thời, việc nắm vững lý luận sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng con người mới, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chống lại các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Trong những ngày tháng này, vấn đề hạn hán khốc liệt và kéo dài ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nước mặn xâm nhập sâu vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cá biển chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung... đã, đang và là mối quan tâm sâu sắc của Chính phủ, toàn dân. Đến nỗi, Nhà nước ta phải kêu gọi sự giúp đỡ của Liên hợp quốc cho những tỉnh bị thiên tai nói trên.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, nhưng Bác Hồ vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; cuộc đời và nhân cách của Người vẫn là tấm gương để mỗi người Việt Nam phấn đấu và noi theo; tư tưởng của Hồ Chí Minh là cội nguồn sức mạnh, điểm tựa và niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên con đường đi đến tương lai, “soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta"(1).
Tư tưởng khoan dung, hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó xuyên suốt từ truyền thống tới hiện đại, là hòa bình, hòa hiếu và chính nghĩa. Trong Binh thư yếu lược, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết: “ Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước hành binh.
Hơn ai hết, là một người yêu nước, thương dân đến tột bậc, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ nỗi thống khổ và sự bất bình của người dân khi bị các tổ chức quyền lực của thực dân phong kiến đè đầu, cưỡi cổ. Không chịu nổi cuộc sống cực nhục của đồng bào mình, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước để thiết lập nên một nền dân chủ, mà ở đó, quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự làm chủ đất nước bằng chính công cụ của mình. Đó là hệ thống các cơ quan quyền lực do dân bầu ra mà mục đích và lý do tồn tại là vì dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất, người sáng lập và rèn luyện các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển. Mỗi thành tố có vị trí, vai trò đặc thù do bản chất, vai trò của mỗi giai cấp và tầng lớp trong cách mạng và xã hội quy định. Sức mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố trong đó.