- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”. Cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người đã hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc trên toàn thế giới. Đó là biểu hiện tập trung nhất của đạo đức cách mạng. Hơn thế nữa, Người là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức và đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá. Đó là hệ thống quan điểm về một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng, và bản thân Người là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời cách mạng luôn luôn quan tâm đến hạnh phúc con người (với tư cách là các cá nhân và cả cộng đồng) về mọi phương diện, trong đó có lĩnh vực chǎm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ.
Trong kho tàng di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, di sản tư tưởng của Người về hợp tác quốc tế là một bộ phận hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế là cơ sở nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.
Trong cuộc sống của một cộng đồng dân tộc có rất nhiều mối quan hệ phong phú, đan chéo nhau. Bóc tách ra một cách tương đối, chúng ta thấy có những "cặp" như: Cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn thể; giai cấp - dân tộc; quốc gia - quốc tế... Giữa các cặp quan hệ đó đều có hai mặt: Thống nhất và mâu thuẫn. Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú trọng nhân lên sự thống nhất trong các mối quan hệ đó.
Hiện nay, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả đáng trân trọng về thúc đẩy bình đẳng giới, được đánh giá là một trong những quốc gia có khung pháp lý về bình đẳng giới khá tiến bộ, đồng thời, việc thực hiện bình tẳng giới trong thực tiễn cũng đạt được những kết quả tích cực. Có được những hành công này là do Đảng ta đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.
Bình sinh Hồ Chủ tịch là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kỳ là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế. Vua Nghiêu, vua Thuấn, chúa Giêsu là những người giản dị, lão thực. Ông Lênin, ông Tôn Văn, thánh Găngđi cũng là những người giản dị, lão thực. Bậc đại khoa học, đại văn hào cũng vậy. Trái lại, Hítle là một kẻ gian hùng. Còn bên cạnh Hítle, Mútxôlini chỉ là một thằng hề.
Văn hóa đạo đức nhân văn là những giá trị và tính chất tốt đẹp thuộc về văn hóa đạo đức và được hiểu như những chuẩn mực để quy định thái độ mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự nhiên và môi trường xung quanh, biểu hiện qua sự tôn trọng và yêu thương con người, thừa nhận quyền phát triển và nhu cầu hạnh phúc gắn liền với sự quan tâm, sự bao dung của mỗi con người.
Vốn là một thầy giáo tâm huyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay.
Đất nước ta từ xưa đến nay chưa bao giờ thiếu vắng nhân tài. Từ đầu thế kỷ thứ 15, Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau /Song hào kiệt đời nào cũng có”. Hiện nay trong mọi lĩnh vực của đời sống, chúng ta đều có nhân tài, ở một số lĩnh vực còn có những nhân tài đỉnh cao. Vấn đề của chúng ta là cần nghiêm túc nhìn lại nhân tài đang “bị kẹt” ở đâu để tìm cách tháo gỡ, trọng dụng, phát huy đúng mức tài năng của họ. Một trong những biện pháp là cần học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ quá khứ.
Công tác cán bộ là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Người, “cán bộ là gốc của mọi công việc”, do đó “phải biết rõ cán bộ”(1), phải biết rõ mặt mạnh - yếu, hay - dở của họ thì mới có thể bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, tránh được nguy cơ “thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”(2). Theo logic của vấn đề, nếu cán bộ là gốc của mọi công việc thì đánh giá đúng cán bộ là gốc của công tác cán bộ.