Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng vậy, khi có nhiều nhân tài xuất hiện và được trọng dụng thì đất nước phồn vinh, dân tộc phát triển. Ngược lại, khi nhân tài xa lánh chốn quan trường, quay lưng lại với thời cuộc hoặc bị vùi dập, hay những kẻ bất tài lộng hành thì vương triều ấy sớm muộn sẽ suy vong. Trong Chiếu lập học, vua Quang Trung viết: “Xây dựng đất nước phải lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị binh, lấy tuyển nhân tài làm gốc”.
Ra đời vào tháng 10/1947, trong bối cảnh toàn quốc kháng chiến, từ đó đến nay, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” luôn là văn kiện quan trọng về xây dựng Đảng, còn nguyên giá trị và tính thời sự.
Trong một lần tham dự lớp tập huấn công tác cán bộ do đảng ủy cấp trên tổ chức, sau phần nghe truyền đạt nội dung ở hội trường là thời gian trao đổi ở tổ để học viên nắm chắc kiến thức và đúc rút thêm kinh nghiệm.
Trong cuốn sách “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”1 - công trình khoa học về giáo dục do Nhà xuất bản UNESCO công bố tháng 4-1996 có nêu lên bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Learning to know; Learning to do; Learning to live together; Learning to be.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, từ việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng đến giáo dục, bồi dưỡng, trọng dụng người tài.
Lề lối, phong cách làm việc là một bộ phận cơ bản cấu thành nhân cách con người, là một trong những thành tố quan trọng phản ánh chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, xây dựng lề lối, phong cách làm việc khoa học, dân chủ, chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một yêu cầu cấp thiết trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác dân vận và chính Người là tấm gương sáng về mối quan hệ gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Trong đó, tư tưởng trọng dân và phong cách gần dân của Bác là bài học sâu sắc cho các thế hệ cán bộ, đảng viên học tập, noi theo. Bài học đó có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn trong xây dựng “thế trận lòng dân” hiện nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chính trị hiện nay là yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta khẳng định trong Chỉ thị số 23-CT/TƯ, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “Gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài và vô cùng kính yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất”, Người cũng là một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX. Hồ Chủ tịch là hiện thân cao đẹp của đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Xây dựng đội ngũ cán bộ với việc lựa chọn, sử dụng và đánh giá cán bộ lãnh đạo, đặc biệt đối với những người đứng đầu, là một trong những vấn đề quan trọng được Hồ Chí Minh rất quan tâm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng nước ta, nhất là trước những thay đổi của nhiệm vụ cách mạng cũng như sự vận động, biến đổi của hoàn cảnh khách quan.