Hiến pháp 2013

Điều 5, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay, Quốc hội đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. 

Đây là nội dung bao trùm nhất trong bản Hiến pháp sửa đổi 2013. Có thể khẳng định rằng, việc xác lập quyền làm chủ của Nhân dân trong Hiến pháp của nước ta là sự nhất quán, kiên định, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội. Đó là sự kế thừa những giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại, đồng thời rất phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

TCCSĐT - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã chế định đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở đó, cần thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Với cương vị là lãnh tụ tối cao của Đảng, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 24 năm liền, Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sỹ trí thức yêu nước, đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng XHCN. 

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một nguyên tắc cơ bản, được ghi nhận xuyên suốt trong cả bốn bản Hiến pháp của nước ta (Hiến pháp: 1946, 1959,1980 và 1992). Đến Hiến pháp năm 2013, một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.  

Hiến pháp là văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia; đồng thời có thể coi là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính thể nhà nước. Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đồng thời là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước. 

Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28-11-2013 đã kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, đồng thời tiếp thu những tư tưởng mới về Nhà nước pháp quyền cũng như thực tiễn công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 

Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ mất còn.