Tin tổng hợp
Tháng Tám năm 1945 là tháng có những ngày trọng đại và vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong những ngày lịch sử quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng Mặt trận Việt Minh, toàn dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa, giành lấy chính quyền, xoá bỏ chế độ quân chủ, đánh bại bọn đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nước nhà…
Tháng 8-1945, họ là những thanh niên tuổi mười tám đôi mươi, quăng mình vào bão táp cách mạng với hùng tâm tráng chí đánh đuổi ngoại xâm, cởi ách nô lệ, giành độc lập, tự do cho đất nước. Họ là những đoàn viên Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong (TNTTXP) thành Hoàng Diệu, một tổ chức quần chúng cách mạng bán vũ trang do Đảng thành lập và lãnh đạo...
Với địa thế hiểm yếu, phong trào cách mạng vững chắc, nhân dân một lòng đi theo Đảng, Tân Trào trở thành trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam, là Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến. Tại Tân Trào đã có nhiều địa điểm được chọn làm nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Lũng Tẩu, Khấu Lấu, Hang Bòng, lán Nà Nưa... Trong đó Hang Bòng là địa điểm Bác Hồ đã ở tới ba lần.
Dưới những vòm cây xanh phía sau Phủ Chủ tịch là một mái nhà sàn nho nhỏ, xinh xắn. Dòng người vào thăm lặng đi trong bồi hồi, xúc động. Căn phòng thanh bạch đơn sơ, thoảng mùi hương vườn. Tất cả như nói với đồng bào xa gần rằng Bác vừa đi công tác đâu xa, nhưng Người cũng còn kịp ra ao vỗ gọi cho đàn cá lên ăn. Nhìn đàn cá chen nhau tìm mồi, cạnh đó là vườn rau tươi tốt, dễ gợi cho mọi người nhớ về những ngày Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Mục tiêu học là để làm người, để thành tài với phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới, chưa có danh nhân nào được "ca dao hóa" nhiều như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 30 Đền thờ Bác Hồ, riêng Cà Mau có tới 18 Đền thờ. Ở những vùng đất xa xôi, người dân không có điều kiện về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến bảo tàng hay về quê Bác, mọi tình cảm thiêng liêng nhất đối với Bác đều được thể hiện, gửi gắm thông qua hệ thống Đền thờ này. Cố học giả Trần Bạch Đằng gọi đó là những “công trình của trái tim”...
Ngày 15-9-2010, quần thể di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng có thêm một công trình mới được khánh thành và đón khách tham quan. Đó là nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ lái xe đầu tiên của ngành Xe - Máy quân đội. Bác đã ân cần căn dặn: “Xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu”.