Tin tổng hợp
Trong hải trình của Đoàn công tác số 6 đi thăm Trường Sa, nhiều bài hát, bài thơ được chính các đại biểu kiều bào sáng tác và biểu diễn, những câu chuyện nhỏ trên đảo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.
QĐND - Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiếu với dân (luôn đi cùng với Trung với nước) là hạt nhân cơ bản nhất của Ðạo hiếu Hồ Chí Minh. Khái niệm “Gia đình” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt khỏi giới hạn của một cái nhà (gia), một cái sân (đình) mà là đại gia đình, là khối đại đoàn kết dân tộc.
QĐND - Để bác lại các quan điểm trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao và các học giả Trung Quốc, từ rất lâu, Tiến sĩ Trần Công Trục và các học giả Việt Nam đã dày công nghiên cứu về sự sai trái, các tham vọng của Trung Quốc. Ông Trục chỉ rõ, tham vọng của Trung Quốc đang mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu của nước này.
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, có vai trò tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, bảo đảm cho chi bộ và mỗi đảng viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
Trở về Tổ quốc và được đến Trường Sa luôn là mong ước cháy bỏng của mỗi kiều bào đang sống xa quê hương. Vì thế, chuyến công tác số 6 tới Trường Sa mà Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, và Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, đã đáp ứng được phần nào mong ước của đại diện hàng triệu kiều bào đang sống ở khắp nơi trên thế giới.
QĐND - Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).
Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn được Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người vì tính chất quan trọng đặc biệt của công tác này.