Tin tổng hợp
LTS: Ông Nguyễn Thế Nữu (sinh năm 1931), vốn là một kỹ sư nông nghiệp, tốt nghiệp tại Viện Nông học Hoa Nam (Trung Quốc). Ông say mê thơ Đường và đã có tác phẩm dịch, bình thơ Đường. CuốnThưởng thức và chú dịch Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (ngoài Ngục trung nhật ký)(1) là một tác phẩm công phu, tỉ mỉ, nghiêm túc với một vốn tư liệu phong phú, một tình yêu đằm thắm thơ xưa, thơ Hồ Chí Minh, một sự phân tích khoa học, thuyết phục, uyên bác. Nó rất bổ ích cho giới nghiên cứu cũng như cho người đọc thơ Hồ Chí Minh trong nước, ngoài nước. Đáng tiếc là sách dày đến 655 trang, in được đã khó và chỉ có 300 bản.
Bác Hồ của chúng ta chính là người đã nhìn rõ nhất vai trò của giai cấp vô sản và chủ nghĩa Mác - Lênin trong cuộc đấu tranh cứu nước: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới".
Sau ngày đình chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát ra Bắc. Từ Cà Mau cụ Cao đi Phụng Hiệp, đáp máy bay lên Sài Gòn rồi ra Hà Nội. Sau đó, theo đường bộ lên Thái Nguyên. Một ngày Thu năm 1954, giữa núi rừng Đại Từ, hai nhà yêu nước vui mừng gặp nhau lần đầu, cùng uống rượu đào ngâm thơ chào mừng kháng chiến thắng lợi...
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là một trong những chuẩn mực đạo đức cốt lõi trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Những chuẩn mực này đã tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Những con người, những cộng đồng người thường răn dạy chính mình và dạy nhau, dạy cho đời sau những đức tính quý báu đó. Những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp này đã tồn tại xuyên qua thời gian, xuyên qua các chế độ xã hội, đến với Bác Hồ và đã được Bác tiếp thu, phát triển nội dung của những chuẩn mực ấy để rèn luyện chính mình và răn dạy chúng ta.
Không hiểu sao cho đến bây giờ tôi vẫn thiết tha yêu những vần thơ viết về Bác kính yêu của các nhà thơ Xô Viết. Nhà thơ Ivan Cuprianop đã tôn vinh Bác bằng một hình tượng rất đẹp: “Hoa cẩm chướng” và lấy luôn hình tượng này làm tên cho bài thơ ông viết về Bác: “Hoa cẩm chướng Việt Nam”.
Cách đây hơn một thế kỷ, ngày 19/5/1895, José Martí (Hô-xê Mácti), người Anh hùng dân tộc Cuba đã anh dũng hy sinh khi đang ngồi trên mình ngựa xông ra trận chiến đấu chống quân thực dân Tây Ban Nha. Năm năm trước đó (1890), cũng ngày 19/5, Hồ Chí Minh, con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam cất tiếng chào đời. Thân thế và sự nghiệp của José Martí và Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống chính trị của Hai dân tộc Cuba và Việt Nam.
Một bài viết dài hơn 17.000 chữ (gồm cả những phần trích dẫn về Hồ Chí Minh mà tác giả - Giáo sư Trần Chung Ngọc, một tên tuổi trong giới học thuật người Việt ở Mỹ - chỉ đặt một cái tít thể hiện sự khiêm nhường của người viết: Vài nét về "Cụ Hồ".
Trong niềm hân hoan mừng Sa Pa giải phóng lần thứ nhất (8/11/1946), thế hệ trẻ Sa Pa có vinh dự lớn: Ngày 19/11/1946, Hồ Chủ tịch gửi thư cho thiếu nhi Sa Pa.