Tin tổng hợp
Giữa năm 1950, Bác đến nói chuyện với gần một trăm cán bộ Tư pháp. Đêm ấy đang giữa mùa hè, ở vùng núi rừng Chiến khu Việt Bắc, tiết trời nóng nực. Bác phải phanh chiếc áo sơ-mi ngoài bằng vải mầu vàng đã bạc, để lộ bên trong chiếc áo may ô nhuộm màu nâu. Một tay cầm chiếc quạt giấy, Bác thong thả bước lên chiếc ghế dành cho giảng viên hàng ngày lên lớp ngồi. Vừa vào ghế, Bác nói rất tự nhiên: “Thật là cao như bệ ông toà án”. Bác cười. Mọi người cười, xua tan không khí định đón tiếp Bác theo nghi thức long trọng, trang nghiêm.
Hội Bảo Anh dùng để nuôi trẻ mồ côi, thời Pháp thuộc gọi là Cô nhi viện Bảo Anh, lúc này đã bỏ hoang, không có ai ở. Chúng tôi, một số thanh niên, sinh viên, giáo viên, y tá, cùng với các bà Tú Dục, gia đình ông Bùi Đình Chiểu, bà Thuận, bà Thi, nữ sĩ Vân Đài ở phố Nhà Thờ, bác sĩ Nguyễn Thúc Mậu đã cùng nhau từng làm việc cứu đói từ đầu năm 1945 - xin cụ Nguyễn Văn Tố cho phép nhận số cháu mất cha mẹ lang thang trên đường phố để tập trung về nuôi ở cơ sở này và vẫn gọi là Hội Bảo Anh, lúc bấy giờ ở phố Hàng Đẫy thuộc địa bàn liên khu III Đống Đa - quận V – Hà Nội (nay là Nguyễn Thái Học).
Cứ mỗi lần bầu cử Quốc hội, nhân dân làng An Thái (phường Bưởi) lại nhắc đến ngày hội lịch sử của quê hương làng Giấy: Cách đây hơn 50 năm Bác Hồ về thăm làng An Thái đúng vào ngày 6-1-1946, ngày toàn quốc tưng bừng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh duy nhất đã từng 3 lần được Bác Hồ chọn ảnh hoa hồng làm thiếp chúc Tết, vào các năm 1967-1968-1969. Sau đó ông còn được Chủ tịch Tôn Đức Thắng chọn tiếp ảnh hoa đào và hoa hồng làm thiếp chúc Tết vào các năm 1972-1975-1976. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được cử vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác. Nhưng trong suốt mấy chục năm sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông luôn luôn nhớ về Hà Nội.
Những văn bản pháp luật có hiệu lực từ tháng 8 năm 2013 bao gồm: Thông tư số 09/2013/TT-BTP, Thông tư số 74/2013/TT-BTC,Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT, Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 1196/QĐ-TTg, Thông tư số 87/2013/TT-BTC, Thông tư số 13/2013/TT-NHNN, Thông tư số 11/2013/TT-BCT.
Một dòng điện cực mạnh phát ra từ trái tim Việt Nam yêu nước và quật khởi truyền đi lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giờ quyết định cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Như một phản ứng dây chuyền chỉ trong 15 ngày, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên khắp đất nước!
Chẳng biết có phải là một sự may mắn hay đó là một cơ duyên mà lần nào chúng tôi đến, bà Lê Thị Tâm, một trong những lão thành cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa cũng như đang chờ. Câu chuyện, ký ức về thời kỳ hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa luôn là “món quà” quý. Trong đó, câu chuyện về lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang bay giữa dòng sông Đà cuộn sóng trong sự bất lực của binh lính Nhật và bè lũ tay sai trước khởi nghĩa năm 1945 là câu chuyện về tài trí của những chiến sỹ cộng sản trong sự kìm kẹp, theo dõi sát sao của địch.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 in dấu ấn sâu sắc vào lịch sử dân tộc, vào các thế hệ người Việt Nam, đó là dấu ấn độc lập dân tộc. Nếu tính từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam, ngày 31-8-1858 đến ngày nhân dân ta giành lại độc lập và ngày 2-9-1945, Bác Hồ thay mặt quốc dân, đồng bào “Tuyên ngôn độc lập” thì vừa tròn 87 năm.