Tin tổng hợp
Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất diễn ra ở Châu Âu và Bắc Mĩ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 mà xuất phát điểm là ở nước Anh, nhân loại đã bắt đầu nhận thức được sức mạnh thực sự của khoa học, kĩ thuật. Có thể nói, cách mạng công nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản hình thành lên chủ nghĩa tư bản và các đế quốc hùng mạnh thời bấy giờ. Chính nhờ tàu bè, súng ống mà năm 1858 người Pháp đã nổ phát súng đầu tiên lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho mấy chục năm Pháp thuộc, làm cho nhân dân ta lâm vào cảnh lầm than. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật nổi bật của phương Tây thời kì đó là động lực thôi thúc các chí sĩ yêu nước của dân tộc ta như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…và sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh làm ra các cuộc vượt biển lớn, đi tìm con đường giải phóng, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có 30 mùa Xuân “Tha hương”, cộng thêm hai mùa Xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa Xuân cách xa Tổ quốc ấy cũng có hai lần đón Xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái Tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).
Ai được tiếp xúc với Hồ Chí Minh hầu như đều có ấn tượng mạnh mẽ về sức hút mãnh liệt, sự lôi cuốn và sức thuyết phục lớn lao toát ra từ nhân cách của Người. Tại sao lại như vậy?
40 năm trước, tại Pa-ri đã diễn ra cuộc đàm phán lịch sử về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giữa các nhà ngoại giao Mỹ được đánh giá là “lọc lõi” với những nhà ngoại giao còn “non trẻ” của Việt Nam. Nhưng cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Việt Nam. Vậy điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu ấy? Gặp ông Lưu Văn Lợi, nguyên Thư ký của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại Hội nghị Pa-ri, nghe ông kể chuyện đàm phán 40 năm trước, thắc mắc của chúng tôi đã được giải đáp phần nào.
Đúng 11h ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại phòng khánh tiết Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber (Paris, Thủ đô Cộng hòa Pháp) với bốn vị Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nguyễn Duy Trinh), Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thị Bình), Hoa Kỳ (William P. Rogers) và Việt Nam Cộng hòa (Trần Văn Lắm). Quân đội Mỹ đã bắt buộc phải chấp nhận rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút” đã được thực hiện…
Dù đã 40 năm, nhưng hình ảnh các đoàn đàm phán Việt Nam vẫn in đậm trong ký ức những nhân chứng và thế hệ sau.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Báo Tiền Phong số 190, ra từ ngày 1-4/6/1957 đã trang trọng in trên trang nhất bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” chụp Bác Hồ kính yêu cùng một bé gái khoảng 5 tuổi, mặc váy màu trắng có đôi mắt to, đen láy đang cầm cành hoa hồng.
Ngày ấy, công trường Khu Gang thép được mở mang trên một vùng đồi núi Thái Nguyên. Những cánh bộ đội chuyển ngành của từng Sư đoàn kéo đến đầu quân. Trong đầu mọi người đều hình dung và mơ tưởng một cách khác, những tưởng nơi đây chí ít cũng đã thành nhà cửa đàng hoàng, có máy móc, có xe cộ. Ai dè, một con đường cho ô tô vào cũng chưa có. Đồi núi nhấp nhô, xung quanh bạt ngàn các thứ cỏ dại. Những nhát cuốc đầu tiên bổ xuống tóe lửa lại bật lên. Mọi người từ chỗ chưng hửng, đến phát ngán.