Tin tổng hợp
Đúng 14 giờ ngày 15-6-1957, xe của Bác đến Sư đoàn 325. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí Trần Quốc Hoàn... Đồng chí Hoàng Văn Thái, Chính ủy kiêm Sư đoàn trưởng hô to: “Chúc Bác Hồ khỏe! Bác Hồ muôn năm!”. Cả đơn vị đang đứng thẳng hàng hai bên đường đón Bác, hô theo: “Bác Hồ muôn năm, muôn năm!”. Bác đưa tay vẫy chào, trìu mến.
Thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối, dã man của bọn xâm lược Mỹ, tôi được đưa ra miền Bắc chữa bệnh. Từ những ngày đầu tháng 11 năm 1958, tôi nằm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Đã mấy lần Bác vào Bệnh viện thăm mà tôi cứ mê man không hay biết gì cả! Lúc tỉnh dậy, có chị thương tôi quá không giấu được nỗi vui mừng, luyến tiếc ấy, bèn kể lại là Bác đến thăm tôi. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ thơ xa mẹ. Một hôm, tôi vừa mở mắt ra, thì thấy một bác sĩ già khoác chiếc áo bờ-lu trắng đứng cạnh giường đang nhìn tôi âu yếm, với nụ cười hiền hậu. Sau giây phút ngỡ ngàng tôi nhận ra Bác, tôi nắm chặt bàn tay Bác và khóc nấc lên. Đúng Bác Hồ rồi, người mà các cô chú trong nhà tù
Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên thành lập ngày 15/7/1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ chiến dịch Biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên.
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động. Đảng lấy nguyên tắc tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta luôn luôn quan tâm và đòi hỏi các tổ chức Đảng, đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình, coi đó là “thang thuốc hay nhất” để “phần tốt ở trong người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”(1).
Ông Trần Ngọc Bích là một trong những phi công được giao nhiệm vụ chở Bác Hồ và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Lào.
Tôi có người bạn thân là Bùi Văn Phú. Trong những ngày chúng tôi ở Việt Bắc, đã có lần Phú tâm sự: “Ra trận sống chết là chuyện thường, nhưng nếu lỡ chết mà chưa được một lần gặp Bác, ân hận lắm!”. Ước mơ của Phú cũng là niềm ao ước to lớn của tôi. Yêu quý Bác vô cùng! Mong được gặp Bác vô cùng! Vậy mà, chỉ một năm sau, Phú của tôi đã hy sinh bên đồi Độc Lập, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chúng tôi về thành phố Nam Định vào một ngày thu giữa tháng 9. Tiết trời trong veo và thanh bình khiến cho tôi càng háo hức sải bước tìm đến gia đình vốn được Bác Hồ ngợi khen là "Một nhà trung hiếu - Muôn thuở thơm danh". Đó là gia đình ông Tạ Quang Tám (trú tại số nhà 87, đường Trần Thánh Tông, thành phố Nam Định).
Mùa Thu năm 1010, đức Vua Lý Thái tổ đã chọn vùng linh địa “ở trung tâm cõi bờ đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc, tiện hình thế sông núi sau trước... là nơi đô thành bậc nhất của đế vương” để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” với tên gọi Thăng Long không phải dời Kinh đô đến vùng đất mới lạ mà là trở về với nguồn cội, nối lại mạch xưa sau một nghìn năm mất nước và đặt niềm tin tưởng cho thế nước vươn mình bước vào một thiên niên kỷ mới. Từ đó đến nay rồng thiêng Thăng Long không chỉ trở thành điểm hẹn lịch sử - nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” mà còn tiếp tục bay cao, bay xa trên trường quốc tế.