Tin tổng hợp
Tại Nghị quyết này, về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP; tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2020; phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2020 tiếp tục đã phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Kinh tế vĩ mô ổn định
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng. Những quan điểm của Người về lĩnh vực này được đề cập toàn diện, hệ thống từ tính tất yếu, mục đích, ý nghĩa, nội dung, đối tượng, cách thức đến tinh thần, kết quả phong trào thi đua
Cùng với tư tưởng về xây dựng Đảng; về đường lối và lực lượng cách mạng; về tổ chức và xây dựng chế độ xã hội mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội..., tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống quan điểm của Người về bản chất, mô hình, phương thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền kiểu mới nhằm thực hiện thành công mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
Toàn văn bài phát biểu kết luận Hội nghị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến, kiến quốc. Ðể triển khai Chỉ thị này, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam Bộ kháng chiến, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”.
Tổng kết là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ để đánh giá khách quan những việc đã làm, mà còn đúc kết những bài học kinh nghiệm có giá trị chỉ đạo thực tiễn và bổ sung, phát triển lý luận. Qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta lại có bước phát triển mới về lý luận, trong đó có lý luận về công tác xây dựng Đảng, trên cơ sở đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, lấy thực tiễn để kiểm nghiệm những nhận thức mới, bác bỏ những nhận thức sai lầm, loại bỏ những nhận thức lạc hậu đã bị thực tiễn vượt qua.
Uy tín là tiền đề và điều kiện bảo đảm chắc chắn cho sự thành công trong hoạt động thực tiễn của các tập thể, cá nhân nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Ngày 10/12/1948, Bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bởi Nghị quyết 217A(III). Năm 1950, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra Nghị quyết 423(V) về bản Tuyên ngôn này và kêu gọi các quốc gia thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội lấy ngày 10/12 hằng năm làm Ngày Nhân quyền thế giới.