Tin tổng hợp
Nghị định quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Năm 2019 là năm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019); 70 năm Bác viết tác phẩm Dân vận (1949 - 2019); 50 năm tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969 - 2019).
Cách đây 70 năm, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn cam go, quyết liệt nhất, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Dân vận, đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 15/10/1949. Ngắn gọn và súc tích, tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa cô đọng tư tưởng của Người về công tác dân vận, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người vĩ đại, một nhân cách lớn được cả thế giới ngưỡng mộ mà lúc nào cũng giản dị, gần gũi và rất đỗi yêu thương. Sinh thời, Người luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bác từng nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”...
Ngày 15-10-1949, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên báo Sự Thật, số 120. Là bài báo, nhưng nó xứng đáng được coi là tác phẩm lớn, bởi tầm trí tuệ uyên bác và giá trị lý luận - thực tiễn rõ ràng. Tác phẩm này vượt thời gian và hàm chứa sự chỉ dẫn cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác dân vận nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất, đạo đức, tác phong của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách dân tộc và của loài người. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng.
Chúng tôi đã phân tích các quan điểm, luận cứ và thực tiễn để thấy rằng, việc học Bác trước hết cần học lối sống bình dị, gần gũi với nhân dân, chan hoà, mật thiết với dân. Có rất nhiều câu chuyện về Bác mà bất cứ ai cũng có thể học tập, làm theo.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và âm mưu “diễn biến hòa bình” luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này đã và đang là một nhiệm vụ cấp thiết.