Tin tổng hợp
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận đã xác định 3 mục tiêu, 8 nhiệm vụ trọng tâm và 35 nhóm giải pháp chủ yếu cần nghiên cứu, cụ thể hóa để tham mưu đề xuất, hướng dẫn và chủ trì tổ chức thực hiện, bảo đảm góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng.
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển Đảng; là một trong những nội dung cơ bản của văn hóa đạo đức - văn hóa Đảng. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này, Đảng mới thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là một Đảng cách mạng, chân chính.
Với tư cách là “đội dự bị tin cậy của Ðảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc tự giác, thường xuyên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Chú trọng vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước khi đi xa về cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc để lại cho muôn đời sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành tạo nền tảng cho tình hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên
Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao rất sớm. Vào những năm 1950, Triều Tiên và Việt Nam có quan hệ thân thiết do có nhiều điểm tương đồng. Cả hai nước vào thời điểm này đều bị chia cắt, cùng chung kẻ thù và nhận được sự ủng hộ từ các nước như Trung Quốc và Liên Xô. Triều Tiên là một trong những nước thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam, vào năm 1950, chỉ sau Trung Quốc và Liên Xô.
Triều Tiên là một trong những nước thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Liên Xô. Quan hệ ngoại giao cấp nhà nước giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên được thiết lập từ ngày 31/01/1950, do lãnh tụ của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành gây dựng và vun đắp.
Là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc và có ảnh hưởng rộng lớn đối với bạn bè quốc tế, thế nhưng, Hồ Chí Minh không bao giờ cho mình là lãnh tụ, luôn xa lạ với tệ sùng bái cá nhân, khiêm tốn và thành thực với mình, với người, với việc, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ở phường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) có một nơi mà những người dân vẫn gọi bằng cái tên "thôn Việt Triều", nơi người ta vẫn kể cho nhau nghe về lần Bác Hồ đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành về thăm.