Tin tổng hợp
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ra đời. Ngay từ những ngày đầu “trứng nước”, rất nhiều khó khăn và nguy cơ đe dọa sự tồn tại của chính quyền nhân dân non trẻ, trong đó nguy cơ lớn nhất là các nước đế quốc hùa nhau xâm lược, khiến nước ta lâm vào tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo tập hợp mọi lực lượng, mọi người yêu nước, tiến bộ dưới ngọn cờ của Đảng, của dân tộc. Với tư tưởng và đạo đức trong sáng, Người kêu gọi, động viên và khuyến khích những hiền tài, trí thức, những nhà khoa học, Việt kiều yêu nước… tham gia cách mạng, vào công cuộc bảo vệ và kiến thiết đất nước, trong đó Người dành nhiều tình cảm và rất quan tâm đến đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nước ta.
Không chỉ là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập và đặt nền móng cho nhiều tổ chức chính trị, quân sự, văn hóa xã hội.
Nhà báo người Liên Xô Ô.Manđenxtam nhận thấy “từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu Châu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai”(1). Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng đẹp của sự kết hợp tinh tế truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây. Tư tưởng của Người về văn hóa trở thành kim chỉ nam giúp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những kỷ niệm của 55 năm về trước khi vinh dự được gặp Bác Hồ lại ùa về trong ký ức của bà Nguyễn Thị Hồng (76 tuổi ở phường Hải Tân, thành phố Hải Dương).
Triết lý sống là giá trị nội tại, quan niệm về sự cống hiến và hưởng thụ nhu cầu vật chất, tinh thần, như là mục đích cuối cùng của đời người. Triết lý sống nằm trong đạo đức nhưng là phần “chìm”, phần tinh túy của đạo đức, có chức năng tự điều chỉnh đời sống tư tưởng, tình cảm và hành động của con người.
Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội là làng Kim Liên (Làng Sen).
Theo tục lệ hồi ấy, ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên đón về và được làng cấp đất công, xuất quỹ công làm một ngôi nhà để mừng ông (ngôi nhà và mảnh vườn đó từ năm 1957 được phục chế và trở thành Khu Di tích Kim Liên).
“Càng nhớ Bác Hồ, càng phải cố gắng” là câu nói của đồng chí Vũ Kỳ, nguyên Thư ký riêng của Bác và cũng là lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh trong nhiều năm, thường dùng để nhắc nhở đồng chí, đồng đội, cán bộ của mình. Rồi không biết tự lúc nào câu nói này đã in sâu trong trí nhớ của chúng tôi. Mỗi dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, hay trước một sự kiện nào đó trong đời sống chính trị, xã hội chúng tôi lại nhớ tớí câu nói giản dị mà mang nhiều ý nghĩa này.