Tin tổng hợp
Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11. Chủ tịch Nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2015. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Bài viết này giới thiệu về một số nội dung cơ bản của Luật.
Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng: xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức mà Đại hội XII của Đảng đã xác định. Trong xây dựng Đảng về đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nội dung quan trọng vì nó là căn nguyên gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có nguy cơ làm tổn hại đến chế độ chính trị, làm suy yếu Đảng. Nhận diện và chống chủ nghĩa cá nhân là công việc không đơn giản bởi công tác này đòi hỏi đảng viên phải vượt lên chính mình.
Trọng dụng nhân tài là truyền thống quý báu của dân tộc ta, bởi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Kế thừa và pháy huy truyền thống ấy lên tầm cao mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được lực lượng nhân tài hùng hậu, góp phần quan trọng quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong không khí những ngày tháng 4 lịch sử, cả dân tộc ta lại hân hoan kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những giây phút hào hùng của lịch sử đã truyền mãi suốt 43 năm không bao giờ phai nhạt. Cả đất nước liền một dải, không niềm vui nào vui hơn ngày đại thắng của dân tộc. Những ngày này, những người con đất Việt nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cả tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn.
Sinh thời, Bác Hồ có nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1). Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi. Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch dùng mọi phương thức trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là một trong những mũi tấn công chủ yếu nhằm tìm cách thủ tiêu, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; làm cho quân đội không phải là “phi chính trị”, mà là từ “phi chính trị” cách mạng - chính trị vô sản chuyển sang một thứ chính trị khác - chính trị tư sản!
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán thực hiện đoàn kết lương - giáo, đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Bất chấp thực tiễn đó, vẫn có ý kiến cho rằng, nước ta kỳ thị tôn giáo, chia rẽ lương - giáo. Vậy đâu là sự thật?
Để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng mạnh khỏe, chắc chắn như Hồ Chí Minh mong muốn,“các cơ quan, các cán bộ, đảng viên, mỗi người mỗi ngày thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa”.