Tin tổng hợp

CMT8.5Cách mạng Tháng Tám là kết quả một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng  và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðược tôi luyện trong thử thách gian khổ, trong máu lửa đấu tranh; qua các cao trào cách mạng, Ðảng ta đã từng bước trưởng thành, xây dựng và phát triển về tổ chức, gắn bó với lực lượng quần chúng cách mạng, tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ, lãnh đạo nhân dân vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa lịch sử dân tộc đi tới con đường độc lập - con đường tự do. Mùa thu năm ấy, cuộc lên đường của những người trong độ tuổi 20...

Tháng 8 năm 1945, dưới ngọn cờ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, cả dân tộc đã đứng dậy! Và hàng vạn, hàng triệu con người trong độ tuổi 20 đã đi cùng dân tộc, mở cánh cửa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do. Cái tuổi 20 ngày ấy sau 60 năm vẫn còn hừng hực lửa...

mot nhan chung lich su cua CMT8Là một nhà nhiếp ảnh có tài, cuộc đời đã dẫn Vũ Năng An qua những khúc quanh của định mệnh để rồi trở thành một nhân chứng của lịch sử, của cách mạng. Mỗi lần đến thăm ông, nhắc lại những gì đã qua, ông thường nói với tôi: “Đời tôi may mắn được chứng kiến ghi lại những sự kiện trọng đại, được gần với những nhân vật lớn của thế kỷ XX... những gì tôi ghi lại được, chính là một phần của câu chuyện lớn...”.

Nhà thơ Huy Cận - một nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn lại - kể về những ngày ông là một trong ba thành viên của Phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Khi đó ông mới 26 tuổi, đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông và Phó ban Ban Thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng.

 

Buổi chiều ngày 25/8/1958 đơn vị tôi được lệnh chuyển quân từ Phú Thọ về tham gia xây dựng công trường Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Trong lúc Ban Chỉ huy Đại đội chúng tôi đang phân công mỗi người một nhiệm vụ lo toan bố trí nơi ăn ở cho anh chị em, công việc đang bộn bề thì tôi tiếp nhận được giấy triệu tập họp. Không thể trì hoãn được, nên tôi bàn giao lại cho các đồng chí ở nhà lo liệu, còn tôi thu xếp đi họp gấp.

Vào một buổi trư­­a hè tháng 6 năm 1960, Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 53 chúng tôi đóng quân ở Sầm Sơn (Thanh Hóa). Khoảng 13 giờ 30 phút, đơn vị được lệnh hành quân lên điểm cao núi Sầm Sơn, nơi bằng phẳng có kê sẵn một cái bàn và một cái ghế. Đồng chí Tiểu đoàn trư­­ởng dõng dạc nói: "Hôm nay chúng ta vinh dự đón Bác Hồ về thăm, toàn Tiểu đoàn chỉnh đốn trang phục".

Năm 1958, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh được Văn phòng Phủ Chủ tịch mời lên gặp Bác.