Tin tổng hợp
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, nguyên Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, là nhân vật chính mà chúng tôi ghé thăm. Bác sĩ Hà là đại diện duy nhất của Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Pháp vinh dự được tổ chức sắp xếp cho về nước gặp mặt và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 42 năm, giữa bối cảnh chiến sự diễn ra ác liệt tại hai miền đất nước.
Tôi may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần, đó là những giây phút thiêng liêng, đã đi theo tôi suốt những năm tháng từ trung niên cho tới nay, khi đã qua cái tuổi "xưa nay hiếm”. Bác có tấm lòng nhân từ thân ái với cả những người làm bảo vệ và phục vụ như chúng tôi. Bác lại dành tình cảm rất đặc biệt, vừa thân thương, vừa ấm áp, lại rất thiêng liêng cho chúng tôi - những người lính cận vệ.
Đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố bản “Tự phê bình” trước toàn thể nhân dân. (Bản này được đăng công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng vào ngày 28 tháng 1 năm 1946).
Khi vào thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, khách thăm quan trong nước và quốc tế không chỉ mong muốn tìm hiểu về ngôi nhà 54, nhà sàn, vườn cây mà còn đặc biệt thích thú mỗi khi được ngắm nhìn những đàn cá nhiều màu sắc đang ngoi lên mặt nước đớp mồi và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về ao cá Bác Hồ.
Những bức ảnh Bác Hồ với công nhân, thiếu nhi, khách quốc tế... được nhà báo Mai Nam - một trong những nhiếp ảnh gia có nhiều bức hình đẹp và độc nhất về Bác Hồ ghi lại.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ. Theo Người, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1), “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2).
Hơ Nin nǎm nay lên chín rồi. Ngày em mới lên ba, mắt em đau nặng. Mẹ em đi hái lá thuốc trong rừng sâu, lấy nước suối trên khe xa, đào rễ cây trong hang núi đất hết lòng chạy chữa. Nhưng mắt em vẫn không khỏi. Em thành người tàn tật.