Tin tổng hợp
Những ca khúc viết về Bác đều đạt đến độ chín mùi của tấm lòng và thăng hoa bởi tài năng của người nghệ sĩ, nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành một phần máu thịt của tâm hồn Việt Nam. Một xuân nữa chúng ta không được nghe thơ chúc Tết của Người, nhưng hình bóng và tình yêu mà Người dành cho toàn dân là điều không thể phai nhòa.
Trong không khí rộn ràng khi Tết đến Xuân về, mỗi chúng ta lại nhớ tới cái “Tết” khác - một mỹ tục do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khởi xướng từ cuối năm 1959, đó là “Tết trồng cây”. Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước:
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì thế mà lúc sinh thời, Bác Hồ hết sức quan tâm tới lực lượng “rường cột” này của nước nhà.
Đã 67 năm trôi qua kể từ Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I - Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (6/1/1946), nhưng ý nghĩa chính trị - lịch sử của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay và mãi về sau. Có thể nói, thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước; thành lập một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Thắng lợi đó cũng đã khẳng định niềm tin tuyệt đối sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý thức chính trị của nhân dân ta trước vận mệnh lịch sử của đất nước.
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em..." và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Tự học và học suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và chính Người là tấm gương sáng ngời về tinh thần suốt đời bền bỉ và khiêm tốn học hỏi. Người căn dặn: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học hỏi ở nhân dân”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
Người Việt Nam có một truyền thống rất đẹp: Hằng năm, cứ mỗi dịp chào đón xuân về, cả dân tộc ôn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao chiến công chói lọi giành được vào mùa xuân. Những chiến công đó đã làm nên những mùa xuân lịch sử.
Cách mạng Tháng Tám thành công, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do làm chủ nước nhà. Tuy nhiên, do tình hình lịch sử lúc bấy giờ: Tài chính đất nước thì kiệt quệ, dân trí thì lạc hậu (90% mù chữ), nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài đang nhăm nhe lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ… Có thể nói vận mệnh của Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.