Tin tổng hợp
Chiến tranh đã qua đi, thời gian và lịch sử đã ghi lại những năm tháng hào hùng, oanh liệt của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Các thế hệ người Việt Nam đã in sâu trong tâm thức của mình sự hy sinh của những con người anh hùng, kiên trung, họ không tiếc máu xương và đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Tiêu biểu là sự hy sinh khi đang làm nhiệm vụ của 10 cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc. Và chính nơi đây, tại Ngã ba Đồng Lộc - địa danh đã trở thành huyền thoại và linh thiêng, các chị Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Võ Thị Hà, Nguyễn Thị Nhỏ, Hà Thị Xanh, Trần Thị Rạng, Nguyễn Thị Xuân, Võ Thị Hợi, Trần Thị Hường, Dương Thị Xuân đang yên nghỉ - những cái tên đã trở nên quen thuộc, thân thương và ấm áp trong tim hàng triệu người dân Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam và nhân dân cách mạng Lào, đường Trường Sơn nay là đường Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng quả cảm, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân hai nước.
Suốt quá trình đấu tranh cách mạng, từ khi còn trứng nước đến lúc trưởng thành, các thế hệ “Công an cách mệnh” luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, lãnh đạo sát sao. Sự quan tâm của vị lãnh tụ kính yêu đối với lực lượng Công an thể hiện từ những văn bản pháp lý do Người ký đánh dấu từng mốc son trưởng thành của lực lượng Công an đến các bài nói, bài viết nhắc nhở, rèn luyện cán bộ, chiến sỹ về nhiều mặt.
Tháng 8 năm 1945, cả Đông Dương thuộc Pháp sôi sục khí thế cách mạng. Nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia đứng dậy giành chính quyền sau 100 năm sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp. Lúc này Hoàng thân Xuphanuvông đang sống ở thành phố Vinh để xây dựng cầu Yên Xuân bắc qua sông Cả. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã cử ông Lê Văn Hiến vào mời Hoàng thân ra Hà Nội để bàn việc Liên minh Việt - Lào trong tương lai nhằm chống thực dân Pháp đang âm mưu trở lại xâm lược Việt - Lào.
Sau năm tháng tham gia chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường với mức thương tật 1/4, ông Đặng Sỹ Ngọc ở khối Trung Đông, phường Hưng Dũng vẫn luôn phát huy phẩm chất anh Bộ đội Cụ Hồ, thương binh tàn nhưng không phế.
“Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” (Hồ Chí Minh).
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 10 km về phía Tây, có một Trang trại du lịch sinh thái được nhiều người tìm đến và bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của nó. Chủ nhân của trang trại ấy là anh Phạm Công Cường - thương binh hạng ¼ mất sức 83%. Tuy là thương binh nặng, nhưng anh Cường vẫn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”.