Tin tổng hợp
Ngày 27/02/2017, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/4/2017.
Bác Võ Hữu Huynh, sinh năm 1938, hiện là Bí thư chi bộ khu dân cư số 7, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Bác nguyên là cán bộ làm công tác hậu cần Công an nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây, nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn say mê, nhiệt tình với công tác tại địa bàn dân cư nơi cư trú.
Cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện nhằm vào Đảng và chế độ ta. Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị - xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hãy cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mưu đồ đen tối đó!
Trưởng thành trong các phong trào cách mạng của công nhân và nhân dân lao động, đồng chí Lê Duẩn đã trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, được Đảng tin cậy giao những trọng trách lớn.
1. Khi bàn về sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và Châu Âu, V.I.Lê-nin đề cập hai yếu tố: Chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân kết hợp với nhau.
Bước sang những ngày đầu tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gây chiến ở nhiều nơi, chiến tranh đã lan rộng ra cả nước. Trước tình thế vận nước lâm nguy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Người liên tục đề cập vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hình thành một hệ thống các luận điểm mang tính nhất quán.
Một trong những đức tính cần có ở người cán bộ cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở, là: Không nên tự mãn, tự kiêu, tự ti; phải thường xuyên học hỏi, cầu tiến bộ. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, Người phê phán: “Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại , khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng”, “... tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ... Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình...