Tin tổng hợp
“Những bông hoa trong vườn Bác, toả ngát hương mang tình yêu mênh mông của Người, mỗi loài hoa một màu yêu thương, gợi nhớ bao kỷ niệm”.
Dù không có tác phẩm riêng bàn về văn hóa nhưng qua những bài phát biểu, nói chuyện tại các Hội nghị; qua thư từ, ghi chép cá nhân, người đọc dễ nhận thấy từ rất sớm trên bước đường hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
Sức mạnh của Đảng chính là mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của người dân, phải làm cho nhân dân hiểu, thấm nhuần, biến thành ý chí và hành động của toàn dân và đi vào cuộc sống.
Hơn 60 năm đứng trên bục giảng và công tác trong ngành giáo dục, nhà giáo Vinh Hương luôn khắc ghi lời dạy đầu tiên của Bác Hồ, bởi với bà, đó là ý thức trách nhiệm, là động lực ngay khi bước chân vào nghề.
Năm 1960 nhân kỷ niệm Đảng ta tròn 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết và nói về Đảng. Trong những bài viết và nói quan trọng ấy, có một bài nói khi nghe lại chúng ta thấy như được khơi dậy niềm tự hào đặc biệt về Đảng quang vinh. Đó là bài phát biểu của Bác tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều sự quan tâm đến sách báo và thư viện. Những năm bôn ba tìm đường cứu nước, sau những buổi làm tàu, làm bếp, quét dọn, rửa hình, vẽ đồ gốm Bác đều dành nhiều thời gian đi thư viện, thăm bảo tàng và học ngoại ngữ (trích Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người của tác giả Trần Văn Giàu). Có một điều rất thú vị mà ít người trong chúng ta biết tới là trong cuộc đời Hồ Chủ tịch có một số thời kỳ Người đã trực tiếp tham gia làm công tác thư viện.
Cách đây 11 năm, bộ phim “Một đời bên Bác” của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (Huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2005) đã làm xúc động nhiều người xem trước hình ảnh một nhà báo suốt đời lưu giữ những kỷ niệm được đi theo Bác, viết về những hoạt động của Bác. Đó là nhà báo lão thành cách mạng Đinh Chương.
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng mỗi lần kể lại kỷ niệm lúc được gặp và biểu diễn văn nghệ cho Bác Hồ và đoàn Bộ Chính trị xem, mắt ông Hải lại sáng lên đầy tự hào. 61 năm đã trôi qua, nhưng với ông được gặp Bác Hồ, được diễn cho Bác xem đó là kỷ niệm đáng nhớ và đáng tự hào nhất.