Tin tổng hợp
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ ở Việt Nam, nước Mỹ và phe phái đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng - một "hội chứng sau Việt Nam". Người ta đã "đổ công đi tìm" nguyên nhân thất bại của đế quốc Mỹ và đồng thời đi tìm lời giải cho câu hỏi : Tại sao Việt Nam lại có đủ sức mạnh để chiến thắng?
Một trí thức đã “tự chuyển hóa” tới mức độ công khai “sáng lập” ra tổ chức được đặt cái tên mỹ miều là “xã hội dân sự” để “thúc đẩy quá trình dân chủ hóa Việt Nam”; một người “trở cờ” từng là cán bộ giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị nước ta, đều nằng nặc cho rằng, việc họ “tự chuyển hóa” là đúng đắn, họ đang làm hết mình vì sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
Ngày 15/10/1949, Báo Sự Thật đăng bài “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cả dân tộc đang chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Bộ Chính trị khóa XII ra Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chỉ thị này vừa có ý nghĩa góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi đậu cử nhân (1894), ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng không đỗ. Ông xin vào học trường Quốc Tử Giám để chuẩn bị thi Hội kỳ sau. Được tiếp nhận, ông về quê đưa vợ và hai con trai cùng vào Huế; gửi con gái là Nguyễn Thị Thanh ở lại nhờ mẹ vợ nuôi.
Nghệ thuật phân tích và giải quyết mâu thuẫn xã hội là một nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện sự kế thừa tư tưởng biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với phương pháp tư duy mềm dẻo kiểu phương Đông.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có khoảng 100 bài nói, viết, điện, thư cho các xí nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Tình cảm, sự quan tâm của Người dành cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm tư tưởng của Người.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.