Tin tổng hợp
Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo: “Bắn B52 địch không rơi tại chỗ, tôi xin lao thẳng vào nó”. Ngày 28/12/1972, anh đã lao thẳng chiếc Mig của mình vào B52 địch. Hoa kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng bị không quân Bắc Việt bắn hạ tại chỗ.
Trận Điện Biên Phủ Trên Không diễn ra và quân dân ta dành được thắng lợi, đẩy Hoa Kỳ phải ngồi vào bàn đàm phán.
“Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” - Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Thượng tướng Phùng Thế Tài, năm 1968.
Cách đây đúng 40 năm, vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972, cả Hà Nội phải oằn mình chống đỡ những trận bom oanh tạc đáng sợ chủ yếu bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B.52 mang mật danh Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II (LinebackerII) của đế quốc Mỹ vào miền Bắc nước ta.
Sau đêm đầu tiên của Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (18-12-1972), các đêm tiếp theo, các phi công Mig-21 tiếp tục cất cánh tìm diệt B-52, song “con ngáo ộp” vẫn chưa bị bắn hạ. Lo lắng đè nặng lên suy nghĩ của các phi công chiến đấu…
Trái tim nhân dân cả nước như ngừng đập khi B52 đánh bom vào Thủ đô, nhà máy B bị sập hoàn toàn, Đài Phát thanh ngừng sóng…
Tôi đích thân ra lệnh mở một trong những cuộc ném bom lớn nhất vào ngày 26 tháng 12: 116 lần xuất kích của B.52 nhằm vào những mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng”, cựu Tổng thống Nixon viết.
Trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972, các phi công của ta đã tiêu diệt 2 máy bay B-52 của Mỹ. “Để có được kết quả đó, lực lượng Không quân Việt Nam đã có bước chuẩn bị từ khá sớm; điều quan trọng không kém là ta đã điều chỉnh cách đánh kịp thời sau mỗi lần xuất kích”- đó là chia sẻ của các phi công: Trần Hanh, Phạm Tuân…