Tin tổng hợp
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, coi đó là nền tảng, là cái gốc của người cách mạng.
Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các cán bộ hưu trí - những người có kinh nghiệm thực tiễn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng Đảng.
"Tôi chỉ muốn đơn giản trình bày cho người đọc Italy thấy bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam lẫn quốc tế. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã được rèn luyện và hoạt động, trở thành Nguyễn Ái Quốc và sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh". Ông Pino Tagliazucchi, tác giả cuốn Tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh tâm sự.
Ngày 01/11/1922, trên tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), Nguyễn Ái Quốc viết bài “Đảng Cộng sản và vấn đề thuộc địa” khẳng định: “Những người cộng sản ở chính quốc biết được nỗi khổ của các bạn... Đảng chủ trương nỗ lực để cứu vớt tất cả những anh em ở các thuộc địa..., đảng sẵn sàng để các bạn tuyên truyền trên báo chí của đảng…
Sinh thời, Bác Hồ luôn nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước phải tu tâm, tích đức, phải “vứt bỏ cái ba lô chủ nghĩa cá nhân” trong con người mình. Ngày 03-02-1969, Bác viết bài cuối cùng về đạo đức, Người căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải “Nâng cao đạo đức cách mạng. Quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Ý nghĩa sâu xa sau những quy định này một lần nữa thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của Đảng và Bác Hồ về mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa Đảng với dân; mục tiêu và động lực phấn đấu của toàn Đảng và từng cán bộ, đảng viên, chính là vì nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Độc lập, tự do là một chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại. Chân lý đó đã và đang hiện diện trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Sự vĩ đại của Hồ Chí Minh không chỉ trên bình diện tư tưởng, mà còn thể hiện bởi chính tấm gương đạo đức ngời sáng. Bài viết đề cập đến nguồn gốc, vai trò, nội dung cốt lõi của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người, qua đó góp phần hiểu rõ di sản của Hồ Chí Minh về đạo đức.