Tin tổng hợp
Công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một sự nghiệp vĩ đại, cao cả và rất mới mẻ vì chưa có tiền lệ. Đổi mới là một dòng chảy liên tục, là một quá trình kế thừa, kiến tạo và phát triển không ngừng. Trong quá trình phát triển ở từng giai đoạn, thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng ta đưa ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời và lãnh đạo thực hiện một cách hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục giải quyết những yêu cầu của giai đoạn tiếp theo.
1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB)
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2018.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải đi vào chiều sâu, thành phong cách của mỗi người cụ thể. Học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh là quá trình tổng hợp, vận dụng, phát triển phong cách tư duy của Người vào quá trình rèn luyện tư duy của mình.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc và xây dưng khối đại đoàn kết toàn dân có giá trị lí luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Bác khẳng định trong Di chúc: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thuật ngữ “Nhà nước kiến tạo” chưa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến lúc sinh thời. Tuy nhiên, vấn đề kiến tạo (kiến thiết) phát triển đất nước (quốc gia) đã được Người đề cập nhiều với các khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm, bài viết và nói của mình. Sự kiến tạo phát triển quốc gia, tức “kiến quốc”(1), hay kiến thiết quốc gia phát triển, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, xây dựng và phát triển đất nước bền vững chính là những mục tiêu mà Người đã xác định và quyết tâm thực hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của mình.
Trong các văn kiện thành lập Ðảng tháng 02 năm 1930, Bác Hồ đã nêu một chủ trương lớn về phương diện xã hội “thực hiện nam nữ bình quyền”. Ðây là một trong bốn điểm Chánh cương đề ra. Ðiều đó chứng tỏ, ngay từ khi thành lập Ðảng, vấn đề giải phóng phụ nữ được Bác Hồ và Ðảng ta hết sức coi trọng trong xây dựng đường lối cách mạng, một nội dung trong đường lối cách mạng, giải phóng dân tộc.
Sáng 08-3-2017, Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trời mưa và lạnh đột ngột. Các cô, các chị từ phương Nam ra, trang phục là áo dài không đủ ấm, phần không quen với khí hậu miền Bắc và mọi người chưa kịp quen nhau nên không khí có phần chùng xuống. Đứng xếp hàng đợi trước rặng tre già, bỗng có tiếng hát tha thiết cất lên: Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát... Một vài, rồi cả nhóm cùng đồng thanh hát theo, hết bài này đến bài khác.
Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa - xã hội được tổ chức trên khắp đất nước. Một trong những vấn đề đặt ra từ nhiều năm qua khiến các nhà quản lý phải đau đầu, đó là tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm. Điều đáng ngại hơn và đã trở thành lực cản không nhỏ với cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia, hoặc gián tiếp bao che, dung túng cho tệ nạn này.