Tin tổng hợp
Đạo đức cách mạng là gốc, là phẩm chất nền tảng của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(1); “không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2).
Văn hóa quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh mang đặc trưng của đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy cao nhất sức mạnh toàn dân để giải phóng đất nước, nên quan hệ quân dân là quan hệ ruột thịt trong cơ thể Tổ quốc.
Phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời". Muốn có được “con mắt tinh đời” đó, phải dựa vào Nhân dân vì “Nhân dân biết cả đấy!”
Đất nước ta nửa cuối thế kỷ 20 trải qua hai cuộc kháng chiến cực kỳ ác liệt chống kẻ thù xâm lược. Lịch sử trao cho bộ đội sứ mệnh đứng ở vị trí tuyến đầu đuổi giặc để giành lại hòa bình, độc lập, tự do. Từ góc nhìn lý thuyết nào thì Bộ đội Cụ Hồ cũng là một biểu tượng văn hóa trung tâm của thời đại. Là nhân tố góp phần cơ bản, chủ yếu kiến tạo nên thời đại anh hùng, Bộ đội Cụ Hồ là biểu tượng văn hóa đích đáng cho thời đại anh hùng.
Phong cách làm việc (PCLV) là yếu tố cơ bản, quan trọng cấu thành nhân cách; mang đặc trưng cá nhân, biểu hiện ở phương pháp, biện pháp hoạt động, cách ứng xử linh hoạt của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để đối phó với "thù trong, giặc ngoài", bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, Đảng, Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó coi trọng xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực Giải phóng quân, chuẩn bị cho Toàn quốc kháng chiến.
Bài viết phân tích cơ sở chính trị, pháp lý và các giải pháp để Nhân dân kiểm soát quyền lực của người đứng đầu cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Phân cấp - phân quyền: Vì sao vẫn dưới đẩy lên, trên đùn xuống? - Bài 1: Năng lực cán bộ còn yếu kém
Đại hội XIII của Đảng xác định đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Chủ trương đúng đắn trên của Đảng khi triển khai vào thực tiễn lại xuất hiện mối nguy đáng báo động là tình trạng “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, đảng viên.